Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

PNTR: "Việt Nam lại bị bắt làm con tin"


Thứ năm, 29 Tháng sáu 2006, 13:43 GMT+7
  • Cỡ chữ

PNTR: "Việt Nam lại bị bắt làm con tin"


PNTR Viet Nam lai bi bat lam con tin
Bà Susan Schwab, Đại diện Thương mại Mỹ phát biểu tại cuộc họp báo hoan nghênh việc chính thức trình lên Quốc hội Mỹ dự luật PNTR cho Việt Nam hôm 13/6 (ảnh: TTXVN)
Cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Pete Peterson nói như thế khi đánh giá sự kiện Hiệp định thương mại song phương (BTA) giữa hai nước đã bị "bán kèm" tại Quốc hội cách đây 5 năm cùng với Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Jordan. Và nay là dự luật PNTR
Dự luật bình thường hoá thương mại vĩnh viễn cho Việt Nam (PNTR) lại bị "bắt làm con tin" khi được đưa ra xem xét theo kiểu "cả gói" với hai FTA giữa Hoa Kỳ với Oman (lại một nước Vùng Vịnh) và Peru. Việc đưa ra một "package" (cả gói) như hiện nay rõ ràng làm chậm lại việc bỏ phiếu thông qua PNTR cho Việt Nam.
Ngay cả những người trước đây khá lạc quan vào triển vọng PNTR như Chủ tịch Hội đồng thương mại Việt - Mỹ (USVTC) Ginny Foote, hay Chủ tịch Amcham Việt Nam O"Dore, cũng biểu lộ "những thoáng nghi ngờ" khả năng thông qua PNTR cho Việt Nam có thể phải lùi đến sau kỳ nghỉ tháng tám của Quốc hội?!
Tại sao là Oman và Peru?
Theo những người ủng hộ cho phương án này, phía hành pháp Mỹ đã hoàn tất FTA với hai nước kể trên (với Oman ký vào 19.1.2006 và với Peru ngày 12.4.2006) trước khi kết thúc đàm phán với Việt Nam, và vì vậy, cần được xem xét trước.
Trong "Chương trình Chính sách thương mại của Tổng thống Bush", trong 3 ưu tiên chính thì việc thúc đẩy FTA đứng thứ hai sau ưu tiên kết thúc vòng đàm phán Doha trước cuối năm nay.
Theo một chuyên gia về Mỹ của Bộ Ngoại giao, Oman và Peru có những vị trí khá quan trọng trong chính sách của cường quốc này. Mỹ coi Peru là "sân sau", còn Oman là "đồng minh".
Trong quan hệ giữa Mỹ và Peru, Mỹ cần tranh thủ Peru vì khu vực Mỹ la tinh đang có xu hướng ngả theo cánh tả như Venezuela, Bolivia…. FTA với Peru một khi được Quốc hội phê chuẩn sẽ có tác dụng gây sức ép với Ecuador và Colombia nhanh chóng kết thúc đàm phán FTA với Mỹ.
Còn với Oman, từ năm 1980 đến nay Mỹ và quốc gia vùng Vịnh này vẫn giữ hiệp định cho phép Mỹ được tiếp cận các cơ sở quân sự của Oman, nhất là trong hai cuộc chiến vùng Vịnh vừa qua. Bên cạnh đó, Mỹ cần có Oman trong lộ trình thành lập khu vực mậu dịch tự do Trung Đông (UMEFTA) vào năm 2013.
UMEFTA nhằm tới mục tiêu cải cách kinh tế dưới ảnh hưởng của Mỹ, và, qua đó, ngăn chặn nguy cơ khủng bố. Về tầm quan trọng của mối quan hệ giữa Mỹ và Oman không thể không nhắc tới một chi tiết thú vị: Đại sứ Mỹ tại quốc gia này được coi là một thành viên trong nội các.
PNTR: Bất định?
Trên thực tế, FTA với Oman và với Peru đã được đưa ra xem xét tại Uỷ ban thương mại Thượng viện và Uỷ ban Tài chính và Thuế vụ Hạ viện trước cuối tháng 6/2006. Trong khi đó, theo thông tin mới nhất của bà Ginny Foote, chủ tịch USVTC, đến ngày 10/7 này mới đến lượt PNTR. Như vậy, lịch trình xem xét và thông qua dường như sẽ theo thứ tự: Oman, Peru và Việt Nam!
Một chuyên gia đàm phán BTA và WTO của Việt Nam nhận xét đây là thủ pháp "bán xương kèm với thịt", "ép" Quốc hội thông qua FTA với hai nước trên trước. Tuy nhiên, trên thực tế, cả hai nước này đều xuất khẩu dầu khí và khoáng sản là chủ yếu, ít tạo ra cạnh tranh và nguy cơ mất việc làm ở Mỹ.
Trong khi đó, đầu tư của Mỹ vào cả hai nước trên đều tăng mạnh từ những năm "90, và việc FTA với hai nước này có hiệu lực sẽ tạo điều kiện cho hàng hoá Mỹ thâm nhập mạnh hơn vào thị trường nội địa của họ. Như vậy, việc thông qua FTA với hai nước này không hẳn là khó khăn như người ta vẫn lo ngại.
Điều người ta lo ngại nhất là sức ép về thời gian. Lịch trình vốn dày đặc của Quốc hội Hoa Kỳ từ nay đến đầu tháng 8 đã "chật kín" nên, với "giải pháp cả gói" này, và cơ hội cho "người xếp chót" PNTR trở nên "mỏng manh" hơn nhiều.
Ngoài ra, Peru mới bầu cử vào 4.6 vừa rồi và đến ngày 28.7 sắp tới, chính phủ mới tuyên thệ nhậm chức để nhận "món quà FTA" từ Mỹ (theo thông lệ, rất ít khả năng Mỹ sẽ trao nó cho một chính phủ đang chờ mãn nhiệm). Kể từ thời điểm 28.7 đối với Peru cho đến 7/8 khi các nghị sĩ bước vào kỳ nghỉ, chỉ còn vỏn vẹn đúng 1 tuần cho việc thông qua PNTR.
Về lý thuyết vấn đề PNTR vẫn còn có cơ hội khi Quốc hội trở lại làm việc vào đầu tháng 9, nhưng trên thực tế kể từ đó đề tài "hot" nhất và gần như bao trùm lên toàn nước Mỹ là… chuyện bầu cử.
Những người ủng hộ quan hệ với Việt Nam về vấn đề PNTR nói riêng vẫn đang nỗ lực hết sức để làm nốt những phần công việc họ có thể làm, và vẫn… hy vọng. Nhưng thực sự Tổng thống Bush có mang đến Việt Nam "món quà WTO Membership" vào trung tuần tháng 11 như mong đợi hay không vẫn là một câu hỏi!
Theo Huỳnh Phan - Vũ Bình

Hồ Chí Minh với người Mỹ


Hồ Chí Minh với người Mỹ

Nhân trên mạng lưu hành một bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Truman và những thắc mắc xung quanh sự kiện này [1], xin có đôi lời bàn về những mối liên hệ cũng như thái độ của HCM đối với Mỹ trước và sau khi giành chính quyền từ tay Pháp. Với những người cộng sản VN, đây là câu chuyện dài rất tế nhị và đầy éo le trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, nhiều thế hệ đàn em-học trò của HCM thuộc phái “kiên định lập trường” không muốn nhắc tới (lý do quá dễ hiểu), nên ở đây chỉ xin tạm tóm lược, cũng là gợi mở cho độc giả tìm tòi, đánh giá.
Qua mục Tư liệu về đảng-Lịch sử đảng rất sơ sài trên trang điện tử của Đảng CSVN [2], ta chẳng có được thông tin gì liên quan, thậm chí bị bỏ bê từ năm 2009 không được ngó tới nên giờ không truy cập được. Thử đọc cuốn Chủ tịch Hồ Chí Minh-Tiểu sử và Sự nghiệp, NXB Sự thật 1976, cũng vậyCòn những người Việt ở hải ngoại không ưa cộng sản, rất có điều kiện thu thập thông tin, song dường như muốn kiếm những câu chuyện đời tư, “mặt trái” để đạt mục đích tuyên truyền trước mắt hơn là nghiên cứu sâu, có sức thuyết phục, giúp người dân, hậu thế hiểu bản chất sâu xa tấn bi kịch của dân tộc thời nay.
Nhưng may mắn, những công trình nghiên cứu, hồi ký của người nước ngoài, một số đã được dịch, xuất bản ở VN, đã dần dần cho thấy rõ. Chỉ căn cứ trên vài cuốn sách, như OSS và HỒ CHÍ MINH – đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật [3], Tại sao Việt Nam (Why Vietnam) [4],  Hồ Chí Minh-Một cuộc đời [5] và Paris-Sài Gòn-Hà Nội [6] là có thể có được thông tin kha khá. Dưới ngòi bút của các tác giả phương Tây, có lẽ mối quan hệ này được nhìn nhận như sau:
Là một người cộng sản, nhưng HCM cũng đồng thời mang tư tưởng dân tộc, lại hiểu giá trị và chịu ảnh hưởng của nền dân chủ văn minh phương Tây; ông tỏ ra là một ảo thuật gia tài ba tung hứng cả ba thứ đạo cụ này. Ngoài việc chịu sức ép, nhận trợ giúp từ nhiều phía như Pháp, Trung Hoa, Nhật, Quốc tế cộng sản, các đảng phái tại VN, các đồng chí “nóng đầu” ở trong nước, … HCM cũng đã tìm chỗ dựa đáng kể nơi người Mỹ, ngay từ khi còn ở Trung Quốc cho tới sau ngày giành độc lập.
Trớ trêu thay, vị tổng thống Hoa Kỳ đi đầu phản đối chủ nghĩa thực dân, muốn một quy chế độc lập dần cho Đông Dương là Franklin Roosevelt lại ra đi đột ngột đúng vào thời điểm sinh tử cho cách mạng VN. Tổng thống Truman kế nhiệm thì khác, thế cuộc cũng biến chuyển. Mối lo họa cộng sản ngày càng gia tăng. Bản chất cộng sản trong chính phủ mới của HCM ngày càng lộ rõ. Người Mỹ với hai quan điểm khác nhau trong giới ngoại giao cuối cùng đành chiều lòng nước Pháp thực dân già nua mà chầy bửa của Charles de Gaulle hơn là ủng hộ một chính quyền HCM non trẻ mang nhiều thiên hướng cộng sản. Vậy là những bức thư, những cố gắng của HCM muốn có nhiều hơn sự ủng hộ của Mỹ đã trở thành vô vọng.
Nước Việt Nam đã lỡ một chuyến tàu, những năm 1970’ cũng lại một lần nữa, và giờ đây dường như lịch sử sắp lặp lại.
Câu hỏi “nếu Truman giúp Hồ Chí Minh thì Việt Nam ngày nay sẽ ra sao” thật khó trả lời, cũng như lịch sử khó có thể nói chữ “nếu như”. Cũng tựa như câu hỏi giành cho hai phía chống và bảo vệ HCM, rằng nếu không có ông, Việt Nam liệu có thể trở thành một Thái Lan, Hàn Quốc khác? Hay sẽ như Bắc Triều Tiên, Campuchia của Khơ me Đỏ? Khó nhưng lại rất đáng bàn.
Ba Sàm
———
Ghi chú:
[1] Thư Hồ Chí Minh gửi cho Harry S. Truman (28 tháng 2, 1946).
Trong bức thư ngày 28 tháng 2 1946, Hồ Chí Minh gửi đến Tổng thống Hoa Kỳ, Harry S. Truman, yêu cầu xin sự hỗ trợ của Mỹ trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
” Chủ tịch Hồ Chí Minh – Việt Nam dân chủ cộng hòa – Hà Nội
Xin gửi tới ngài Tổng thống Hoa Kỳ , Washington DC
Thay mặt chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi xin trân trọng thông báo cho ngài rằng trong quá trình các cuộc hội thoại giữa Chính phủ Việt Nam và đại diện Pháp, Pháp đòi hỏi sự ly khai của Nam Bộ và sự trở lại của quân đội Pháp tại Hà Nội, trong khi đó dân và quân đội Pháp đang hoạt động chuẩn bị cho một cuộc đảo chính ở Hà Nội và xâm lược quân sự. Vì vậy, bản thân tôi đưa ra lời yêu cầu tha thiết tôn trọng nhất tới Ngài và những người dân Mỹ để can thiệp khẩn cấp và hỗ trợ độc lập cho chúng tôi và giúp làm cho các cuộc đàm phán phù hợp với các nguyên tắc của Điều lệ Đại Tây Dương và San Francisco.
Kính
Hochiminh “
Đâu là sự thật trong lịch sử Viêt Nam xảy ra vào năm 1946. Chúng ta có vài câu hỏi:
* Tại sao Chủ tịch HCM lại xin sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ ? thay vì các nước khác ?
* Tại sao Mỹ không giúp đỡ Chủ tịch HCM ?
* Nếu Mỹ giúp đỡ Việt Nam qua sự yêu cầu của Chủ tịch HCM năm 1946 thì tương lai Việt Nam bây giờ ra sao ?
[3] Với chủ trương thay đổi hệ thống thuộc địa, Roosevelt tiếp tục đưa Pháp ra chỉ trích đồng thời đặc biệt nhấn mạnh đến tình hình Đông Dương. Theo quan điểm của ông, trong suốt thời kỳ chiếm đóng Việt Nam, Pháp đã thất bại trong cải thiện mức sống của người dân và, vì những thất bại của họ, đã từ bỏ quyền cai trị …
… Một số nhân viên trong chính phủ Mỹ cũng hy vọng rằng một quan điểm một quan điểm chống thực dân của Mỹ sẽ tiếp nối dưới chính quyền Truman. Nhưng sau khi Franklin Roosevelt mất vào tháng 4 và sau khi cuộc chiến Châu Âu và Thái Bình Dương kết thúc thắng lợi, thế giới đã thay đổi. Tình trạng khẩn cấp thời chiến dẫn đễn việc các phái đoàn OSS cộng tác với các nhóm cộng sản trên khắp thế giới không còn tồn tại nữa ; sự khinh bỉ đối với người Pháp bại trận phải đặt sang một bên khi họ được giải phóng và giành lại vai trò quốc tế nổi bật; và chủ nghĩa lý tưởng đối với tương lai thường đến cùng nối khiếp sợ chiến tranh được thay thế bởi tính thực tế thời bình.
Vào tháng 3 lần đầu tiên Charles de Gaulle đã “đe dọa’’ các nhà ngoại giao của Roosevelt rằng Pháp có thể bị “đẩy vào’’ tầm ảnh hưởng đang nổi lên của Liên xô nếu như chính sách của Mỹ làm Pháp xa lanh hơn với đề tài tước bỏ thuộc địa của Pháp. “Nếu công chúng ở đây nhận ra rằng các bạn chống lại chúng tôi tại Đông Dương’’, ông ta thẳng thừng tuyên bố, “thì sẽ là nối thất vọng khủng khiếp và không ai thực sự biết điều gì sẽ sảy ra’’. Sau đó ông ta nói thêm về hậu quả kèm theo. “Chúng tôi không muốn trở thành cộng sản ; chúng tôi không muốn rơi vào quý đạo của nước Nga nhưng tôi hi vọng các bạn không đẩy chúng tôi vào đó’’. Sự đe dọa của ngườ Pháp đã khuyến khích Roosevelt giữ kín giữa ông và các phụ tá gần gũi nhất những tham vọng ngày càng lớn đối với Đông Dương thuộc Pháp.
Đối với Truman, khả năng Pháp trở thành một phần “quỹ đạo của Nga” trong thế giới thời bình  mới này thậm chí còn đáng sợ hơn. “Trong suốt những tháng cuối năm 1945 và qua năm 1946’’, Joseph Siracusa viết:
“Chính sách của Franklin Rooseverlt đối với Đông Dương dần dần thay đổi trong tay Truman thành một chính sách cố gắng thực hiện đồng thời hai việc: thứ nhất  góp phần giải phóng và mang lại đôc lập cho nhân dân Đông Dương, dù là trong cơ cấu được quy định của Pháp; và thứ hai, phối hợp sự ủng hộ của Đồng Minh chống lại cái được cho là mối đe dọa của Liên Xô đối với Tây Châu, một sự nhật thức không hẳn vô lý dựa trên những hoạt động của Liên Xô tại Đông Âu và Trung Âu.’’ (OSS và HỒ CHÍ MINH – đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật, Dixee R. Bartholomew-Feis, NXB Thế giới, 2007, tr. 448, 449).  
[4] Tổng thống Roosevelt từ lâu đã nêu lên chính sách cơ bản của ông đối với vai trò của Pháp sau chiến tranh Viễn Đông. Ông coi chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân chính của chiến tranh Thế giới II. Khi thảo luận về nước pháp với con trai mình ở Casablanca, ông cho rằng Pháp phải chịu trách nhiệm một phần về cuộc tấn công của Nhật ở Pearl Harbor (Trân Châu Cảng) …
Hồi ức của Cordell Hull, công bố năm 1948, còn nhấn mạnh vấn đề này hơn nữa. Ông viết, tổng thống ấp ủ những quan điển mạnh mẽ về nền độc lập của Đông Dương thuộc Pháp. Ông lưu tâm đến sự lệ thuộc của Pháp vì đó là cái bàn đáp cho người Nhật tấn công Philipin, Malaixia và vùng Đông Ấn của Hà Lan. Ông không thể quên được cách cư xử của chính phủ Vichy, khi trao cho Nhật Bản quyền đóng quân ở đó, mà không hỏi ý kiến chúng ta nhưng lại cố làm cho thế giới tưởng rằng chúng ta đã đồng ý.
Về chế độ quản trị , Hull nói:
Thỉnh thoảng tổng thống nói thẳng với chúng tôi và những người khác, ý kiến của ông rằng Đông Dương thuộc Pháp sẽ phải đặt dưới một chế độ quản trị quốc tế ngay sau khi chiến tranh kết thúc, và để cho xứ này được độc lập càng sớm càng hay’’.
Hull cũng dẫn ra bản bị vong lục tháng giêng năm 1944 của tổng thống, trong đó nói rằng … “Đông Dương sẽ không bị trao trở lại cho nước Pháp mà sẽ được cai quản bởi một chế độ quản trị quốc tế…’’ Tuy tổng thống có những ý kiến mạnh mẽ như vậy nhưng không có một tuyên bố chính thức nào về chính sách của Mỹ hay một sự thỏa thuận nào của Đồng minh được chính phủ Mỹ hoặc Bộ Tổng tư lệnh Đồng minh công bốn cả.” (Tại sao Việt Nam, Archimedes L.A. Patti, NXB Đà Nẵng, 2000, tr.65, 65).
[5] Đối với HCM, Mỹ qua tổng thống Roosevelt là người lớn tiếng đòi phục hồi độc lập cho các dân tộc bị áp bức ở châu á. Nhưng HCM cũng hiểu rằng, với tình hình thế giới phân cực, kiểu gì Mỹ cũng sẽ trở thành thành trì của chủ nghĩa tư bản, chống lại cách mạng thế giới. Tháng 4, Truman lên thay Roosevelt chết vì bệnh, đã lờ đi không nhắc đến vấn đề độc lập ở Đông dương nữa. Tháng 5, tại hội nghị San Francisco, phái đoàn Mỹ cho thấy rằng sẽ không phản đối nếu Pháp trở lại Đông dương. Sự thay đổi chính sách này là kết quả cuộc tranh luận giữa Vụ châu á và Vụ châu Âu của Bộ Ngoại giao Mỹ. Vụ châu Âu cho rằng trong tình hình sự đối đầu ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Liên xô tại châu Âu, Mỹ phải ủng hộ Pháp. Tuy nhiên Mỹ cũng yêu cầu “bảo đảm những điều kiện tự trị tiến bộ hoặc hình thức liên hiệp cho các dân tộc mong muốn độc lập, tương ứng với các điều kiện bên ngoài cũng như khả năng thực tế của dân tộc đó”. Tướng De Gaul cũng hứa Đông dương “sẽ nhận được những hình thức tự trị tương xứng”. Vào cuối tháng 8, khi Việt minh đang bận củng cố quyền lực, Truman đã gặp De Gaul ở Nhà Trắng. De Gaul đã từ chối yêu cầu của Nhà trắng hứa hẹn về tương lai của Đông dương, cho rằng nói bây giờ chỉ là những lời “nói suông”. Mấy ngày sau, Mỹ tuyên bố không phản đối việc Pháp trở lại Đông dương. (HCM-Một cuộc đời-Những ngày tháng 8).
[6] … Washington rất dè dặt về vấn đề duy trì một chính quyền Pháp tại Đông Dương (ai cũng rõ) những tư tưởng và ý đồ của tổng thống Roosevelt … (tr.55).  … Cơ quan OSS (Cục Chiến lược) thấm nhuần tư tưởng chống thực dân của Roosevelt. Nhưng Roosevelt vừa qua đời (12/4/1945) và mối lo sợ của Paris về các phương án “bảo hộ quốc tế” (trusteeship) của Mỹ đối với Đông Dương được xóa bỏ dần (tr.73, Paris-Sài Gòn-Hà Nội, Philippe Devillers, NXB Tổng hợp TPHCM, 2003).