Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

14. Tháng 10-2011


14. Tháng 10-2011 (thử nghiệm chép sử)

Posted by vietsuky on 04/12/2011
Đôi lời: Tiếp thu những góp ý của độc giả và qua xem xét lại bản thử nghiệm chép sử tháng 11/2011, Ba Sàm tiếp tục một cách khác, cho  tháng 10/2011. Cách viết của bản này có thay đổi căn bản, chi tiết hơn về sự kiện và rộng hơn về chủ đề, cố hạn chế tối đa lời văn mang tính chủ quan của người viết, không để đường dẫn tới thông tin tham chiếu nữa mà có mục riêng.
Trong khi chưa có giải pháp lưu trữ cụ thể cho thông tin tham chiếu, xin tạm lưu tại một trang riêng, có đường dẫn cuối trang tháng 10 này. Những thông tin này hiện hầu như qua các báo trong, ngoài nước, trang mạng, blog, các nguồn tài liệu khác sẽ được bổ sung thêm sau. Nếu cách này phù hợp, sẽ viết lại cho tháng 11. Mời quý độc giả tiếp tục cho ý kiến đóng góp.

Năm 2011. Thời Cộng sản, năm thứ 67

Nhiệm kỳ Trương Tấn Sang-Nguyễn Phú Trọng-Nguyễn Sinh Hùng-Nguyễn Tấn Dũng, năm thứ 1

Tháng 10
Ngày 1 - Lào Cai tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh 1/10/1991-1/10/2011. Dư luận trên mạng cho là có sự cố ý  chọn đúng ngày quốc khánh Trung Quốc, vì theo họ trên thực tế phải là ngày 10/10. Nghi ngờ này phần vì trong mấy năm qua có những đồn thổi về những âm mưu ngấm ngầm đưa Việt Nam trở thành thuộc quốc của Trung Quốc. Một số hiện tượng góp thêm cho nghi vấn này. Như ngày 14, truyền hình trung ương VTV1 có đưa lá cờ Trung Quốc không phải 4 ngôi sao nhỏ mà là 5, bị trên mạng phát hiện. Sau đó đoạn video lưu trên trang web của VTV bị gỡ bỏ. Gần đây, Lào Cai cũng đã bị phản đối vì ép dân mua đèn lồng đỏ kiểu Trung Hoa treo trước cửa nhà.
Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu quốc hội, đơn vị bầu cử số 1 tiếp xúc cử tri. Trả lời những thắc mắc liên quan vấn đề chủ quyền biển đảo, trên cương vị một đại biểu dân cử, Trọng nói: Nói Biển Đông không phải chỉ là Biển Đông. Nói Biển Đông không phải quan hệ ta với Trung Quốc. Nói Biển Đông không phải toàn bộ vấn đề Biển đông. Nó chỉ có một cái chỗ đảo Hoàng Sa với lại… Quần đảo Hoàng Sa với lại chỗ Quần đảo Trường Sa ấy … và cái ranh giới thềm lục địa theo công ước luật biển quốc tế. Thì có tranh chấp nhau. Nhưng mà đâu phải chỉ có hai nước. Rất nhiều nước. Ba là đặt Biển Đông trong toàn bộ chiến lược phát triển của đất nước ta. Đặt Biển Đông trong chiến lược của toàn cầu. Bao nhiêu nước người ta đi qua Biển Đông. Cho nên bất cứ làm việc gì thì cũng phải hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, khôn ngoan, bản lĩnh. Không phải cứ nóng máu lên mà được đâu.  Tôi vẫn nói, phải xử lý thật tốt cái mối quan hệ tưởng như mâu thuẫn nhưng lại thống nhất với nhau rất biện chứng. Đó là làm sao giữ vững cho được độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn đất nước. Nhưng mà mặt khác phải giữ cho được môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng phát triển. Có đúng không ạ? Đừng để cái này nó ảnh hưởng đến cái kia. Không xây dựng đất nước vững mạnh lên thì làm sao giữ vững được chủ quyền, muốn xây dựng đất nước vững mạnh thì đất nước phải hòa bình ổn định.
Một số nhà khoa học người Việt ở hải ngoại tích cực tác động tới các tạp chí khoa học có tiếng trên thế giới, chống lại “đường lưỡi bò” (ranh giới chủ quyền trên biển do Trung Quốc tự vạch ra cho mình) và đã có kết quả, một tạp chí tuyên bố sẽ không đăng bản đồ có “đường lưỡi bò” nữa, một tạp chí có lời đính chính.
Nhiều trí thức trong, ngoài nước có những bài viết đóng góp, đánh giá nghiêm khắc với đảng, nhà nước. Giáo sư Tương Lai nói “phải trưng cầu dân ý về điều 4 Hiến pháp”, có nghĩa phải hỏi ý kiến dân có đồng ý cho đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo đất nước.
Nhiều hoạt động hợp tác trên biển với Philippines, Nhật Bản, Úc. Philippines bắt 25 tàu cá Trung Quốc, trao trả 7 tàu cá Việt Nam bị bắt giữ.  27 ngư dân Việt được Indonesia bắt do vi phạm vùng đánh bắt, được ân xá, đã về nước. Hoa Kỳ thể hiện tăng cường sức mạnh trên Biển Đông.
Ngày 5 – Tổ chức Bảo vệ các nhà báo (CPJ) lên tiếng quan ngại về tự do ngôn luận ở Việt Nam, cho đây là một trong những nước bỏ tù nhiều ký giả nhất thế giới.
Sau chính phủ Pháp, 10 tổ chức nhân quyền kêu gọi Việt Nam trả tự do Phạm Minh Hoàng, hiện đang chờ phiên xử phúc thẩm. Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy từ Mỹ bắt đầu công bố hồi ký đăng nhiều kỳ trên mạng. Những tin tức này chỉ được các trang mạng tự do và nước ngoài đăng tải, còn báo nhà nước im lặng.
Ngày 6 – Khai mạc Hội nghị trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần 3. Bài phát biểu của Nguyễn Phú Trọng có đề cập hai vấn đề gây chú ý là “nhóm lợi ích” và “tư duy nhiệm kỳ” trong hoạt động của chính phủ. Kết thúc hội nghị đã lâu mà chưa có thông tin về nghị quyết.
Các học viên Pháp Luân Công thành phố Hồ Chí Minh tọa thiền tập thể trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc. Công an tới dẹp, bắt đưa đi, thẩm vấn rồi thả. Vài cuộc tọa thiền khác diễn ra trong tháng trước Lãnh sự quán và Sứ quán Trung Quốc đều bị chính quyền can thiệp, nhưng không mạnh tay như với người biểu tình chống Trung Quốc gây hấn.
Nhiều lo ngại về tình trạng nền kinh tế đang gặp khó khăn nhất trong 20 năm qua. Nợ của chính phủ từ 2001 đến 2010 tăng 5 lần,  lên tới 55,2 tỉ USD, tăng trung bình khoảng 20%/năm, gấp ba lần tăng trưởng GDP. Đầu tư công dàn trải, lãng phí. Dự trữ ngoại hối thấp, chỉ tương đương 2 tháng nhập khẩu. Đầu tư kém hiệu quả, chỉ số ICOR là 8, 9 đến 14. Đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 28% tính từ đầu năm 2011. Rất nhiều bàn thảo về tái cấu trúc nền kinh tế (quyết định của Hội nghị trung ương lần 3), tái cơ cấu ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước (bán bớt), giảm đầu tư công. Có ý kiến nhiều chuyên gia, nhà tài trợ, đối tác về một cuộc “đổi mới lần hai”. Việt Nam tụt 8 bậc trên bảng xếp hạng môi trường kinh doanh. Để chống lạm phát, Chính phủ hạ chỉ tiêu tăng trưởng cho năm 2012 xuống từ 6 đến 6,5% trong năm tới, thay vì từ 7 đến 7,5% như dự kiến cho giai đoạn 2012-2015. Lạm phát năm nay được dự báo là gần 19%.
Dự án bauxite Tây Nguyên, bị rất nhiều ý kiến phản đối suốt mấy năm qua, vừa gặp sự cố rò rỉ hóa chất gây ô nhiễm môi trường, bị phạt 50 triệu đồng.
Ngày 7 – Giáo dân Thái Hà, Hà Nội bắt đầu phản đối việc xây dựng Trạm xử lý nước thải trong khuôn viên bệnh viện Đống Đa, mà theo họ, đây vốn là Tu viện Dòng Chúa cứu thế từ khoảng 80 năm trước, bị chính quyền mượn rồi chuyển đổi thành bệnh viện. Trên mạng liên tục có rất nhiều bài viết, phim, ảnh minh họa phản đối chính quyền từ ngày 7, còn báo Hà Nội mới của đảng ở Hà Nội tới ngày 27, 29, 30, 31, báo An ninh Thủ đô của Công an Hà Nội đến 28 và 31, mới có bài chỉ trích giáo dân gây rối, nhưng đều sơ sài, không có hình ảnh minh họa, không nói rõ lý do giáo dân phản đối cũng như nguồn gốc của bệnh viện Đống Đa. Ngày 31. Ủy ban quận Đống Đa, Hà Nội ra quyết định xử phạt hành chính 1.500.000 đồng đối với linh mục Chính xứ Nhà thờ Thái Hà Nguyễn Văn Phượng.
Bảo tàng Hà Nội tốn kém nhất trong các công trình chào mừng kỷ niệm ngàn năm Thăng Long, 2.000 tỉ đồng, mới xây xong đã bị phát hiện xuống cấp. Công viên Hòa Bình cũng vậy.
Chính quyền tiếp tục rầm rộ tuyên truyền cho cuộc vận động bình chọn cho Vịnh Hạ Long trở thành 1 trong 7 Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Dân chúng trên mạng dè bỉu, nghi ngờ, UNESCO khẳng định không liên quan tới cuộc vận động này.
Trong lúc trường đại học liên tục được mở thêm (đã có trên 400), thì nhiều trường ngoài công lập không tuyển đủ học sinh, gần 10 trường có nguy cơ đóng cửa, lại rộ lên tranh cãi chuyện chính quyền Nam Định, Hải Dương không chịu tuyển cử nhân dân lập. Hiệp hội Trường Đại học, Cao đẳng ngoài công lập Việt Nam có công văn gửi Bộ Chính trị đảng cộng sản kiến nghị 3 nội dung liên quan đến  dự án Luật giáo dục đại học đang trình Quốc hội xem xét, trong đó có nội dung trao quyền tự chủ cho các trường.
Theo thống kê, trong 9 tháng, đã có 190 tàu cùng 1.841 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ. Trong 3 năm, gần 2.000 ngư dân thiệt mạng, mất tích. Xây dựng Quỹ hỗ trợ ngư dân gặp rủi ro trên biển. Hiện cả nước có khoảng 4 triệu người chuyên sống bằng nghề đánh bắt, khoảng 1 triệu người thường xuyên sống trên các tàu đánh cá.
Ngày 11 – Diễn ra cùng lúc hai chuyến công du của Trương Tấn Sang tới Ấn Độ, Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc. Nhiều bình luận trên báo ngoại quốc và trang mạng tự do về hai chuyến đi này, trong đó có đánh giá nỗ lực của Việt Nam muốn cân bằng quan hệ, hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhiều thông tin đồn thổi về những khó khăn trong khâu chuẩn bị với phía Trung Quốc cho chuyến đi của Trọng. Giữa chuyến viếng thăm, tuy bề ngoài hữu hảo, nhưng nhiều hiện tượng không như vậy. Trong đó có việc Trung Quốc phản đối, đe dọa việc Ấn Độ cùng Việt Nam  ký thỏa thuận thăm dò dầu khí trên Biển Đông, ngay trong khi Trọng đang thăm tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Hiện tượng này cùng rất nhiều lý do khác làm cho dư luận trên mạng tự do không mấy tin tưởng vào nội dung bản Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc. Còn báo chí nhà nước thì vẫn ca ngợi.
Một số hoạt động liên quan chuyến thăm Trung Quốc của Trọng, như khởi công tuyến đường sắt trên cao tại Hà Nội do Trung Quốc xây. Hơn 30 nhà văn Quảng Ninh đi sáng tác tại Trung Quốc. Đoàn Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc sang thăm. Đoàn khảo sát của Trung Quốc sang chuẩn bị cho việc xây Cung hữu nghị Việt-Trung do Trung Quốc tặng.
Ngày 12 – Có tin Đài Loan dự trù đưa tên lửa đến vùng quần đảo Trường Sa. Mỹ và Philippines lên tiếng quan ngại.
Đến đầu tháng 10, dịch chân tay miệng đã bùng phát tại hơn 60 tỉnh thành, hơn 60 ngàn người mắc, chết hơn 100, chưa công bố dịch.
Lũ, triều cường làm chết nhiều người, đồng bằng sông Cửu Long gần 63, miền trung 13. Phá rừng tràn lan, mỗi năm mất khoảng 31.000 ha. Vay Hoa Kỳ 1 tỉ USD phát triển điện gió ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Tai nạn giao thông vẫn ngày một gia tăng, làm chết trung bình 15.000 người/năm.
Ngày 17 – Có hai cuộc hội thảo về Biển Đông, một diễn ra tại Kualalumpur, một dự kiến tại Việt Nam do Liên đoàn Luật sư tổ chức nhưng bị đình hoãn với lý do “thời điểm không thích hợp”.
Đã có hơn 500 người ký tên gửi Chủ tịch nước đòi trả tự do cho blogger Điếu Cày.  Vụ bỏ tù vì trốn thuế chứ không phải vì tích cực đấu tranh cho chủ quyền biển đảo của Điếu Cày làm cư dân mạng liên hệ  với vụ Nghệ sĩ Ngải Vị Vị, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng ở Trung Quốc, cũng vừa bị chính quyền bắt nộp 2,3 triệu đô la tiền phạt và tiền thuế.
Ngày 20 – Khai mạc kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 13, kéo dài 37 ngày. Dự án Luật Biển sau nhiều lần trì hoãn, lại có quyết định sẽ chỉ đưa ra xem xét lần đầu tại kỳ họp này nhưng chưa biểu quyết thông qua ngay như dự kiến ban đầu. Thảo luận dự thảo Luật lưu trữ, quy định tài liệu đóng dấu mật được tự động giải mật 40 năm sau khi công việc kết thúc, tài liệu tối mật, tuyệt mật là 60 năm.
Những người từng tham gia hơn 11 cuộc biểu tình từ tháng 6 phản đối Trung Quốc gây hấn ngoài Biển Đông vẫn tiếp tục những cuộc biểu tình nhỏ hoặc hoạt động liên quan như đòi thả người bị bắt, phản đối Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội vu khống và tiếp tục theo đuổi vụ kiện vừa bị tòa trả lại hồ sơ.
Có khoảng 10 thanh niên công giáo, tin lành bị công an bắt chưa rõ lý do.
Tỉ giá liên ngân hàng tăng lần thứ 12 trong tháng, 20.768 đồng/1 USD, cao nhất kể từ đầu năm. Lãi suất liên ngân hàng tăng 10% trong một ngày, có nơi đến 40%, kỳ hạn 1 tháng.
Thống kê của Biên phòng, từ đầu năm tới lúc này có 140 lượt tàu nước ngoài xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam.
Ngày 21- Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, trụ sở tại California, Hoa Kỳ, chọn trao giải nhân quyền Việt Nam 2011 cho Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ và Đỗ Thị Minh Hạnh. Ngày 30, báo Công an nhân dân có bài chỉ trích giải thưởng này, là“nhằm hà hơi, vuốt ve những kẻ chống đối chính quyền ở trong nước”.
Tham nhũng nhiều, phát hiện rất ít. Trong 1 năm (từ 8/2010 đến 7/2011) gây thiệt hại 11.400 tỉ đồng, chỉ thu hồi được 2,6%. Chỉ có 7 địa phương, 3 ngành tự phát hiện tham nhũng. Vụ tiền polymer có báo cáo bước đầu điều tra, nhưng vẫn chưa phát hiện tiêu cực.  Vụ Vinashin, Bộ Công an đã chuyển 7 vụ việc đến 7 tỉnh để điều tra theo thẩm quyền. Nghi vấn tham nhũng nghiêm trọng dự án Đại lộ Thăng Long qua kết luận thanh tra. Đại biểu quốc hội kiến nghị Lập ủy ban độc lập để điều tra tham nhũng.
Tín dụng đen đổ vỡ hàng loạt tại nhiều địa phương.
Đại vệ Chí dị của Blogger Người Buôn Gió là một dạng dã sử đương đại Việt Nam, đăng nhiều kỳ trên blog, được Nhà xuất bản Giấy vụn phát hành từ tháng 7/2011 tại Mỹ, nhưng tháng 10/2011 mới phổ biến tại Việt Nam. Tác phẩm cùng sự hưởng ứng trên mạng tự do như là thái độ phản kháng cả về chính trị, nhãn quan sử học, lẫn quyền tự do ngôn luận, xuất bản.
Cuốn sách Sát thủ đầu mưng mủ của Họa sĩ Thành Phong tập hợp một số thành ngữ, câu nói cửa miệng dân gian đương đại trong giới trẻ, kèm hí họa,  trở nên nổi tiếng sau khi có tin bị thu hồi và nhiều tranh luận về nội dung.
Trong lúc có nhiều đánh giá không tốt với những giải thưởng văn học Việt Nam, nhiều trường hợp khiếu nại, xin rút, thì nhà văn Trần Nhương khởi xướng giải thưởng cá nhân đầu tiên.
Ngày 25 – Tập đoàn ExxonMobil của Mỹ cho biết đã tìm thấy dầu khí ở ngoài khơi Việt Nam. Ngày 31, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng khuyến cáo, cổ phiếu của ExxonMobil giảm ngay 1,4%. Tháng 7/2008, Trung Quốc cũng đã đòi ExxonMobil phải rút khỏi dự án dầu khí với Việt Nam.
Công ty Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản – Japan Atomic Power Company – đã bắt tay vào việc nghiên cứu khả thi công trình xây dựng nhà máy hạt nhân Ninh Thuận II tại Việt Nam.
Từ ngày 1/7/2011 bắt đầu áp dụng án tử hình bằng tiêm thuốc độc, nhưng chưa thực hiện được ngay, vì chưa chuẩn bị kịp và phải chờ đến 1/11/2011 nghị định 82/2011 của chính phủ mới có hiệu lực.
Ngày 26. Trên mạng rộ lên tin đồn cựu Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh cưới một phụ nữ trẻ hơn rất nhiều, ngay khi vừa giỗ đầu vợ.
Tờ báo tiếng Anh Hoàn cầu Thời báo (Global Times) của đảng cộng sản Trung Quốc có liên tiếp 10 bài viết công kích một số nước quanh vấn đề Biển Đông, trong đó hăm dọa rằng Việt Nam và Philippines “phải chuẩn bị tinh thần để nghe tiếng đại pháo” của Trung Quốc. Ngoại trưởng Philippines phản ứng mạnh, nói rằng đó là những lời lẽ “hiếu chiến và vô trách nhiệm một cách thô thiển”.  Chính quyền Việt Nam im lặng, báo nhà nước hầu như không đưa tin.
Ngày 30. Nguyễn Tấn Dũng thăm Nhật Bản. Hai nước thỏa thuận về dự án hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi Châu Á tăng cường hợp tác đối phó với Trung Quốc.
Liên tiếp có nhiều tu sĩ Tây Tạng tự thiêu để phản đối chính quyền Trung Quốc. Sau vụ tai nạn đường sắt cao tốc hồi tháng 7 làm 40 người chết ở gần thành phố Ôn Châu, nước này vội vã xem xét lại dự án đường sắt tham vọng nhất trong lịch sử.
Miến Điện có nhiều biểu hiện muốn  thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế bằng cách mở rộng dân chủ.
Lào vẫn có những động thái tiếp tục dự án thủy điện Xayaburi.
Lũ lụt kéo dài, gây thiệt hại chưa từng thấy ở Thái Lan.
Chính phủ độc tài Lybia sụp đổ, Gaddafi thiệt mạng. Dân trên mạng hồ hởi. Báo nhà nước cũng đưa tin nhiều, nhưng phát ngôn chính thức của Bộ Ngoại giao chỉ dè dặt “sẵn sàng hợp tác với Chính quyền mới”.
Phong trào “biểu tình chiếm phố Wall” ở Mỹ vẫn tiếp tục.

Tư liệu tham chiếu cho chép sử tháng 10-2011 (lưu tạm)

Tạp chí Science: Sẽ không đăng bài viết có “đường lưỡi bò”.    – Trí thức chuyên gia Việt Nam trong và ngoài nước tham gia phản đối đường lưởi bò Trung Quốc tại biển Đông Nam Á (Nguyễn Đăng Hưng).  – Science trả lời  —  (Mr Do) . - Tiến sĩ Dương Danh Huy: Cần chủ động ngăn chặn “đường lưỡi bò” (TN). – Tạp chí Science trả lời về việc đăng bản đồ lưỡi bò (Bee).  - Science sẽ không đăng bài viết có “đường lưỡi bò” ? (Nguyễn Văn Tuấn).   - Hội kỹ sư khai khoáng Phi Luật Tân ủng hộ học giả Việt cắt lưỡi bò (Lê Văn Út).  – Thử tìm công trình về Trường Sa trên tạp chí quốc tế (Bee).  - Tạp chí Nature phỏng vấn GS Việt về đường lưỡi bò (Bee).  - Tạp chí lừng danh Nature tát một cú trời giáng vào mặt các học giả TQ về vụ đường lưỡi bò lấp liếm (Lê Văn Út). – Tạp chí lừng danh Nature “lật tẩy” đường lưỡi bò.   - Lạm dụng khoa học để hợp lý hóa đường lưỡi bò (TT).  – Lạm dụng khoa học để hợp lí hóa bản đồ đường lưỡi bò: Một âm mưu bị lật tẩy  —  (Diễn đàn).   - Thông điệp từ Nature về các bản đồ khu vực đang có tranh chấp (TS).  - Tạp chí Nature sẽ nói không với bản đồ lưỡi bò (VNN)  - Nghiên cứu khoa học về chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông (ĐĐK).  – Tập san khoa học Nature: “Không cho phép đem tuyên truyền chính trị vào báo cáo khoa học” (TT). –Tạp chí lừng danh Nature “lật tẩy” đường lưỡi bò thế nào? (Bee/TS).  – Google Maps cần gỡ bỏ “đường lưỡi bò” (TN).  – “Đường lưỡi bò” tiếp tục bị phản đối (TN). – Tin vui về việc đấu tranh xóa đường lưỡi bò phi pháp (Lê Văn Út).  - Google Maps đã mấy lần vẽ sai bản đồ Việt Nam? (Bee).
VN – Philippines thúc đẩy hợp tác biển – (BBC).  – Tân Hoa xã: Việt – Philippines tiếp tục làm việc về hợp tác song phương: Vietnam, Philippines work on bilateral cooperation (Xinhua/ CRI). – Việt Nam và Philippines có những điểm tương đồng về vấn đề biển Đông (PLTP).  – Cảnh sát biển Việt Nam – Philippines sắp thiết lập đường dây nóng (SGTT).  – Tàu Hải quân Australia sắp thăm TP Hồ Chí Minh (TTXVN).  – Nhật Bản và ASEAN sẽ thúc đẩy hợp tác an ninh hàng hải – (RFI). – Trung Quốc yêu cầu Philippines thả 25 tàu (PLTP).  – Philippines trao trả 7 tàu cá của ngư dân Việt Nam (TTXVN). – 27 ngư dân Việt được Indonesia ân xá đã về nước (TTXVN).
Nợ công của Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro (TN).  -  Nợ công thành đại họa, nếu… (TP).   – Việt Nam : đầu tư trực tiếp của nước ngoài giảm 28% từ đầu năm 2011 – (RFI).  – Tư duy cho tái cơ cấu kinh tế (SGTT).  -  Bắt đầu từ cải cách ngân sách (DV).   – Tìm công bằng khi chia “chiếc bánh” ngân sách (TBKTSG).  – Tái cấu trúc: Nhìn thẳng sự thật để vượt lên chính mình (TVN).  – Cắt giảm đầu tư công: Không khách quan do lợi ích cục bộ (Tầm nhìn).  – Việt Nam và “hội chứng đầu tư” (VnEconomy).  – Nên bán bớt doanh nghiệp Nhà nước (VEF).  – Doanh nghiệp nhà nước vẫn ham đầu tư “nóng” (VnEconomy). – Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Nói đổi mới lần hai thì “to tát” quá(VnEconomy).  - Phát hiện vi phạm hàng ngàn tỷ đồng từ việc chuyển giá (SGGP). - Xử phạt các doanh nghiệp vi phạm chuyển giá 272 tỉ đồng (TN).  -  ‘Vỡ nợ tín dụng đen là điển hình của sự thiếu minh bạch’ (GDVN).  –Câu chuyện sàng lọc ngân hàng đang bắt đầu? (VnEconomy). – Nhiều công ty chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt (TP).   ‘Sắp xếp lại ngân hàng: Đã cấp bách lắm rồi’ (VNE).  – Trung ương Đảng quyết định tái cơ cấu nền kinh tế (VnEconomy). – Phát huy sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế – xã hội (TN).  – Việt Nam hạ chỉ tiêu tăng trưởng để chống lạm phát  – (RFI). – Năm 2012 lạm phát sẽ dưới 10% (PLTP). – Chính phủ: Sẽ kéo lạm phát về một con số trong năm 2012 (NDHMoney). – Kinh tế VN ‘khó khăn nhất trong 20 năm’ – (BBC). – VN vay Mỹ 1 tỷ đôla phát triển điện gió – (BBC).
- Gia tăng vai trò của Mỹ ở biển Đông: Growing U.S. Role in South China Sea (Council on Foreign Relations). –  Sự Can Dự Của Hoa Kỳ Vào Châu Á – (RFA). – US revs up all-round comeback to Asia: Campbell (Philstar). – America’s Pacific Century (Foreign Policy).
- Hoa Kỳ có thể khôi phục lại sức mạnh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương? Can the U.S. restore its might in the Asia-Pacific region?(Washington Post). – Cựu ngoại trưởng Kissinger: Trung Quốc sợ bị Hoa Kỳ bao vây (VOA).
Việt-Trung thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện (PLTP). – Nhân chuyến đi thăm Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng: Về Hội nghị cấp cao Việt Trung tại Thành Đô 3 và 4/9/1990 – (DLB).   – Hiểu thế nào về nội dung Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc (ĐĐK).   – Khởi công đường sắt trên cao tuyến Cát Linh – Hà Đông (dothi.net). – Trung Quốc xây tàu điện trên cao ở Hà Nội  – (BBC).  – Đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội bị chê (SGTT).    - HƠN 30 VĂN NGHỆ SỸ QUẢNG NINH ĐI SÁNG TÁC Ở NƯỚC NGOÀI …   – Bộ trưởng Trần Đại Quang tiếp Đoàn đại biểu Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc (CAND).  - Việt – Trung ký kết 6 văn kiện hợp tác (TT). –  Nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển Việt-Trung (TTXVN).  – Lãnh đạo Việt Trung ký thỏa thuận về biển đảo  –  (BBC). – Việt-Trung ký thỏa thuận giải quyết các vấn đề trên biển  (VOA). – Việt Nam và Trung Quốc ký thỏa thuận nguyên tắc về Biển Đông  –  (RFI).   – Phối hợp chuẩn bị xây Cung hữu nghị Việt-Trung (TTXVN).
- Hội thảo “PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BIỂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LỊCH SỬ, PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN BIỂN ĐÔNG” do Liên đoàn LS của ông nầy tổ chức, dự định diễn ra bữa nay, đã phải hoãn lại “do thời điểm không thích hợp”? – Hai hội thảo ở Sài Gòn đã bị đình chỉ đột ngộtPhụ nữ và chiến tranh: Một hướng tiếp cận xuyên quốc gia  – (viet-studies). Và hội thảo có chủ đề: Pháp luật quốc tế về biển và những vấn đề lịch sử, pháp lý liên quan đến Biển Đông – (viet-studies), do Liên đoàn Luật sư dự định tổ chức vào hôm nay, 17/10/2011 đã hoãn lại với lý do “thời điểm không thích hợp”.   -  Học giả TQ ‘làm nóng’ diễn đàn Biển Đông – (BBC).   - Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Kuala Lumpur (TTXVN).
 MỘT CUỘC RƯỢT ĐUỔI NGOẠN MỤC Ở BỜ HỒ SÁNG HÔM QUA 16/10/2011 (GNLT).   - 17/10/2011 -  – TIN KHẨN: CÔNG AN HOÀN KIẾM LẠI BẮT GIỮ CHỊ BÙI THỊ MINH HẰNG  —  (Nguyễn Xuân Diện).  – Ms. Hang Bui was assaulted and arrested by Vietnamese authorities for wearing HS-TS-VN sign (Eye Dr DeLengocky). – Tối 17-10-2011 trước công an quận Hoàn Kiếm  —   (Người buôn gió).   - THÔNG BÁO KHẨN CẤP – (Nguyễn Xuân Diện). – Công an Hoàn Kiếm, số 2 Tràng Thi, HN.   Hà Nội : biểu tình đòi công an thả một phụ nữ đội mũ có chữ Hoàng Sa – (RFI). – Một trường hợp bị bắt vì đội nón ghi dòng chữ Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam (VOA).  – Công an Hoàn Kiếm ‘không bắt’ bà Hằng – (BBC).   - HÀ NỘI: BIỂU TÌNH TRƯỚC TRỤ SỞ ĐÀI TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI  —  (Nguyễn Xuân Diện).  - TÒA ÁN ĐỐNG ĐA TÌM CÁCH CỨU ĐÀI PH & TH HÀ NỘI (Nguyễn Tường Thụy).  – Đoàn biểu tình chống Trung Quốc đến thăm Trần Gia Thái   —   (Người buôn gió).  – NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC GỬI THƯ CHO THẨM PHÁN TÒA ÁN ĐỐNG ĐA   —  (Nguyễn Xuân Diện).   – TIN NÓNG: TOÀ ÁN NHÂN DÂN QUẬN ĐỐNG ĐA TRẢ LẠI HỒ SƠ VỤ KIỆN  —  (Nguyễn Xuân Diện).  – HÀ NỘI: BIỂU TÌNH TRƯỚC TRỤ SỞ ĐÀI TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI  —  (Nguyễn Xuân Diện).
Chê cử nhân dân lập: Chúng tôi lên tiếng! (NLĐ).  - Phó hiệu trưởng ĐH Thành Tây: “Thật chán không buồn nói” (Bee). – Lại thêm Hải Dương ‘nói không’ với tại chức (VNN).  – Về trường đại học ‘chịu trận’ ở Nam Định (VNN).  – Chê cử nhân dân lập: Khi đại học mọc như nấm (NLĐ).  – Vụ “không tuyển người tốt nghiệp trường ngoài công lập”: Xem lại chất lượng đào tạo (TT).  –Không tuyển người tốt nghiệp ngoài công lập là trái luật (TN).  – Bằng cấp không nói lên điều gì (DV).  – Thấy gì từ một chủ trương của lãnh đạo tỉnh Nam Định? (GDVN).  – Không tuyển dụng công chức có bằng tốt nghiệp ngoài công lập: Chính quyền tự mâu thuẫn (SGTT).  – Ít nhất 7 trường ĐH, CĐ có nguy cơ đóng cửa (TT). – Dự thảo Luật Giáo dục đại học và vấn đề trao quyền tự chủ (TS).
14 quan chức bị ‘mất ghế’ do để xảy ra tham nhũng (VNE).  – Thí điểm thay Trưởng ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng?(Bee).  – Sẵn sàng “chạy” ảnh hưởng tới chống tham nhũng (TQ).  – Tham nhũng hàng chục nghìn tỉ nhưng chỉ thu hồi được 2,6% (TN). – “Lờn thuốc” chống tham nhũng (NLĐ).  - Tham nhũng gây thiệt hại 11.400 tỷ đồng (DV).   - Chỉ có 7 địa phương và 3 ngành tự phát hiện tham nhũng (TN). – Đã có kết quả xác minh bước đầu vụ in tiền Polymer (VnEconomy).  - Vụ Vinashin: Chuyển hồ sơ đến công an 7 tỉnh, TP (NLĐ).  – Tin trên Tuổi trẻ … dài hơn: Sai phạm tại Vinashin: Yêu cầu công an 7 tỉnh điều tra.  – Lập ủy ban độc lập để điều tra tham nhũng (PLTP).
ExxonMobil tìm thấy dầu ngoài khơi Việt Nam (NLĐ). -  TQ tiếp tục khuyến cáo các công ty nước ngoài chớ thăm dò dầu khí tại Biển Đông - (VOA).  Cổ phiếu của Exxon giảm 1,4% sau khi Trung Quốc cảnh báo các công ty nước ngoài về thăm dò dầu khí trên biển ĐôngExxon Mobil (XOM) Down 1.4% after China Warns Foreign Companies on S. China Sea Exploration (MIC). – TQ cảnh báo hãng dầu nước ngoài – (BBC).   – Công ty Nhật JAPC bắt đầu nghiên cứu khả thi nhà máy điện hạt nhân thứ hai cho Việt Nam – (RFI). – Công ty Nhật Bản nghiên cứu dự án khả thi điện hạt nhân ở Việt Nam  – (VOA).   – Báo chí Trung Quốc đe dọa có hành động quân sự ở biển ĐôngChinese Paper Threatens Military Action on South China Sea‎ (The Epoch Times). – Truyền thông ĐCS Trung Quốc: Trung Quốc nên “giết một để cảnh cáo 100”CCP Media: China Should “Kill 1 To Warn 100″ (NTDTV).
Tình hình trao giải thưởng văn học những năm gần đây (2000 – 2010) (VHNA).  – Trannhuong.com : giải thưởng độc lập đầu tiên ở Việt Nam dành cho văn xuôi – (RFI).  – Đại Vệ Chí Dị – Người Buôn Gió (Trẻ). – Tưởng Năng Tiến Đọc Đại Vệ Chí Dị (DCCT).  - Về cuốn sách Sát Thủ Đầu Mưng Mủ vừa bị thu hồi –  (BBC). – Video: Sự kiện và bình luận – Sát thủ đầu mưng mủ (VTV/ MrVinh20). – Video: Tọa đàm về cuốn sách – Sát thủ đầu mưng mủ (AngelLove4227/ Youtube). – Video: Sát Thủ Đầu Mưng Mủ – Thành Ngữ Sành Điệu Bằng Tranh (TuanKoozing/ Youtube). – Phạm Xuân Nguyên: Câu cửa miệng có gì mà khụng khiệng (Thông tấn).  - Người Việt mới, tiếng Việt mới - (DLB). - “Sát thủ đầu mưng mủ” – có thật sự là xấu? (LĐ). – Mối lo teen loạn ngôn khi học đòi ‘Sát thủ đầu mưng mủ’ (VNE).
Ngoại trưởng Philippines phản ứng mạnh trước những lời đe dọa của báo chí Trung Quốc (ĐĐK).  – 10 bài báo công kích của Trung Quốc trên Hoàn Cầu Thời báoThe Top 10 Screeds in China’s Global Times (Foreign Policy). – DON’T TAKE PEACEFUL APPROACH FOR GRANTED. – Đã đến lúc dạy cho các nước xung quanh biển Đông một bài học. – Trung Quốc phải phản ứng lại hành động khiêu khích của Việt Nam.  Mỹ không còn bụng dạ nào cho việc đụng độ quân sự ở biển Đông – US has no stomach for South China Sea military clash – Báo Hoàn Cầu chê Mỹ ‘đuối sức’ – (BBC). – Báo Jakarta Post nói về các bài báo đe đọa sử dụng vũ lực trên Hoàn Cầu Thời báo – Nói chuyện hung bạo về biển Đông không có ích lợi gì: Insight: Tough talk on South China Sea is not helpful‎.
Đại tá Gaddafi “đã thiệt mạng” ở Libya – (BBC). – Chuông gọi hồn chú Ga – (DLB). – Bùi Tín: Gadhafi đền tội và một bài báo ca ngợi ông ta đến tuyệt đỉnh của TBT Nguyễn Như Phong – (VOA’s blog). – CUỐI TUẦN, XEM THỜI SỰ VTV1 VÀ ĐỌC LẠI BÀI CA NGỢI “NHÀ LÃNH ĐẠO KADDAFI” TRÊN BÁO NĂNG LƯỢNG MỚI  —  (Mai Thanh Hải). – Điếu văn trong lễ tang Đồng Chí Gaddafi, do TBT Nguyễn Như Phong đọc trước lễ truy điệu  —  (NVCL). – Muammar Gaddafi: Một cái chết, một cuộc đời, một bài học – (DLB). –NGHĨ VỀ CÁI CHẾT CỦA GADDAFI  (Trần Kỳ Trung).  – Qaddafi: Chế độ độc tài nào cũng sẽ chết – (NV). – Chúc mừng dân Libya  — (Lý Toét).   Nguyễn Duy Xuân: KẾT CỤC BI THẢM CỦA NHỮNG NHÀ ĐỘC TÀI  —  (Nguyễn Xuân Diện).  – Việt Nam chậm bình luận về Gaddafi – (BBC).