Hạnh phúc là đấu tranh hay tấm gương của một người thầy |
(Thứ Hai, 28/04/2008 - 10:24 AM)
|
Vì lợi ích dân tộc
“Hạnh phúc là đấu tranh” - đó là câu Các Mác trả lời con gái. Cả cuộc đời Nguyễn Cơ Thạch là một cuộc đấu tranh: Thời thanh niên tham gia chống Pháp, từ khi về công tác ở Bộ Ngoại giao chống Mỹ, sau khi đất nước thống nhất thì đấu tranh để phá bao vây, cấm vận, mở cửa, hội nhập và đổi mới đất nước.
Chèo lái con thuyền ngoại giao trong những năm như thế, ông Thạch luôn tâm niệm ngoại giao phải phối hợp với các mặt trận khác như chính trị, quân sự nhằm mang lại lợi ích tối đa cho đất nước. Những nội dung làm việc được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng với ông dù có nói trời nói bể, cũng đều chốt lại ở một vài vấn đề mà cuộc đấu tranh ngoại giao đang hướng đến hoặc đất nước đang có yêu cầu. Ông không chịu được những tài liệu chuẩn bị “có đầy đủ mọi thứ nhưng không có nội dung gì”, mà ông gọi là “rải mành mành”.
Một nền ngoại giao đích thực luôn luôn gắn chặt với những ưu tiên của đất nước và phục vụ đắc lực cho công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Có thể nói, chính ông Thạch là người đã đặt nền móng cho công cuộc ngoại giao phục vụ kinh tế hôm nay, cũng như cho công tác xây dựng ngành.
Tại Đại hội VII - Đại hội Đảng cuối cùng trong cuộc đời Nguyễn Cơ Thạch, ông đã đọc tham luận nêu bài học nếu biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại thì yếu cũng thành mạnh, nếu đi ngược với xu thế thời đại thì mạnh cũng thành yếu và bỏ lỡ cơ hội phát triển. Mà muốn phát huy được sức mạnh của thời đại để đi lên cùng nhân loại thì một dân tộc trước tiên phải có sức mạnh. Đấy là điều tâm huyết trăn trở của ông đến lúc cuối đời.
Phương pháp luận khoa học
Nguyễn Cơ Thạch rất coi trọng phương pháp luận. Tầm nhìn chiến lược cùng những ý kiến táo bạo, sáng tạo, không theo đường mòn mà thường sau đó được kiểm chứng là đúng ở ông không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của quá trình say mê nghiên cứu theo một hệ thống phương pháp mà bản thân ông trau dồi suốt đời.
Cơ sở lý luận của tư duy khoa học đó chính là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, yêu cầu tuân theo những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội. Ở ông, phương pháp lý luận đó được vận dụng với trí tuệ sắc sảo và tài thao lược của một chính khách để đạt tới nghệ thuật ngoại giao ở mức tài tình.
Phương pháp luận tư duy và phong cách làm việc của ông Thạch đã có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ công tác của Bộ Ngoại giao. Lòng say mê nghiên cứu và phương pháp tư duy của ông vẫn là tấm gương cho các thế hệ ngoại giao noi theo.
Trọng đạo nghĩa
Khi một dân tộc tranh đấu, điều khiến kẻ thù sợ là thế và lực hoặc quyết tâm của dân tộc đó đoàn kết đấu tranh. Còn trên bình diện cá nhân là những người đại diện của dân tộc ấy có những phẩm chất khiến kẻ thù nể sợ. Ngoại giao là sự giao tiếp cá nhân giữa những người đại diện quốc gia thông qua hợp tác và đấu tranh, do đó đương nhiên có bạn và thù. Nhưng Nguyễn Cơ Thạch, bằng tài năng xuất chúng của mình, đã có sức chinh phục, “quyến rũ” cả những đại diện thuộc hàng ngũ đối phương.
Là một nhà hoạt động cách mạng, ông mang tinh thần cách mạng tiến công và những phẩm chất của một chiến sĩ cách mạng. Sullivan, trưởng đoàn Mỹ trong các cuộc đàm phán tại Hội nghị Geneva về Lào có lần nói: “Ông Thạch là nhà thương lượng khó khăn nhất mà tôi từng gặp trong đời ngoại giao của mình”.
Tác giả bài viết này từng chứng kiến anh Thạch nói vui với bạn bè quốc tế: Tên tôi là Thạch, có nghĩa là “đá”, nghĩa là “tough” (tiếng Anh: cứng, rắn). Nhưng trong những năm 1980, những người đồng nhiệm của ông đã khâm phục và cảm mến ông, dù họ theo đuổi những lợi ích, chính kiến khác nhau.
Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ông Thạch đã nêu cao chính nghĩa của dân tộc trong cuộc đấu tranh, trọng chữ tín và đạo nghĩa trong quan hệ với đối tác. Trong quan hệ đối ngoại ở tầm quốc gia, ông ghét sự lừa lọc, bội ước. Ông căn dặn cán bộ: phải khôn khéo, nhưng đừng nói dối - người ta không tin mình sẽ khó làm việc.
|
Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011
“Ông Thạch là nhà thương lượng khó khăn nhất mà tôi từng gặp trong đời ngoại giao của mình”.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch
Họ và tên thường dùng: Nguyễn Cơ Thạch
Họ và tên khai sinh: Phạm Văn Cương
Ngày tháng năm sinh: 15/05/1921
Nơi sinh: Xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
Quê quán: Xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
Địa chỉ thường trú: 21, Phố Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội
Tham gia cách mạng: Năm 1937
Được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao:
Từ tháng 02 năm 1980 đến tháng 07/1991
Cấp bậc trong Đảng:
Uỷ viên Bộ chính trị (1986- 1991), Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1976- 1991).
Quá trình công tác:
- Tham gia Thanh niên Dân chủ rồi Thanh niên Phản đế tại Nam Định (1937-1939);
- Bị thực dân Pháp bỏ tù tại Nam Định, Hoà Bình, Sơn La (1940-1945); Năm 1943, trong nhà tù Sơn La được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương;
- Lãnh đạo cướp chính quyền tại Nam Định (09/45).
- Về công tác tại Bộ Quốc phòng, Bí thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1947);Chánh Văn phòng Quân uỷ Trung ương, Bí thư đảng uỷ các cơ quan Bộ Quốc phòng và Tổng tư lệnh (09/1945-1949);
- Phó Bí thư rồi Quyền Bí thư tỉnh uỷ kiêm Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Hà Đông (05/1949- 05/1951): Uỷ viên Đảng Đoàn và Uỷ viên Uỷ ban Kháng chiến hành chính Liên khu 3, Bí thư Đảng ủy các cơ quan của Liên khu (1949-1954);
- Chánh văn phòng Bộ Ngoại giao, Tổng lãnh sự Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Cộng hoà Ấn Độ (1954-1960);
- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Uỷ viên Đảng đoàn Bộ Ngoại giao (08/1960-051979);
- Quyền trưởng đoàn Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị quốc tế Giơ-ne-vơ về Lào (1961-1962);
- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách đấu tranh chống Mỹ; Trợ lý cho Đồng chí Lê Đức Thọ trong đàm phán với Mỹ đưa đến việc ký kết Hiệp định Pa-ri về Việt Nam (1964 - 1974);
- Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao các nước không liên kết tại Pê-ru (1975);
- Uỷ viên ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IV (12/1976); Thứ trưởng Bộ Ngoại giao;
- Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao (hàm Bộ trưởng) - (05/1979);
- Đặc phái viên của Chính phủ thăm các nước A-rập, Tây Âu, Bắc Âu và ASEAN (1976 - 1980);
- Trưởng đoàn đại biểu Nước CH XHCN Việt Nam tại Hội nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao các nước không liên kết tại Cô-lôm-bô, Niu Đê-li, Lu-an-đa (1979 - 1986);
- Trưởng đoàn đại biểu nước CH XHCN Việt Nam dự Đại hội đồng LHQ tại Niu-Oóc (1979-1991);
- Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng và Uỷ viên dự khuyết Bộ chính trị phụ trách công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V -03/1982);
- Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Uỷ viên chính thức Bộ chính trị khoá VI (12/1986);
- Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (02/1987);
- Tham gia nghiên cứu Tổng kết công tác ngoại giao, nghiên cứu kinh tế thế giới và chiến lược đối ngoại (10/1991 - 1998);
- Đại biểu Quốc hội khoá VII (1981-1987) và khoá VIII (1987-1992).
Những đóng góp chính cho ngành Ngoại giao
Là nhà ngoại giao tài ba, khôn khéo, thông minh, sáng tạo và có tầm nhìn chiến lược,Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch có những đóng góp quan trọng vào việc ký kết và thực hiện Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Trước cục diện chính trị thế giới năm 1989-1991 có bước ngoặt cơ bản, chiến tranh lạnh kết thúc, các thiết chế XHCN ở Đông Âu lần lượt sụp đổ, trật tự thế giới hai cực chấm dứt, các nước lớn chuyển hướng hoặc điều chỉnh chiến lược, tăng cường cạnh tranh và chạy đua kinh tế, với sự nhạy bén và sắc sảo của một chính khách tầm cỡ, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã khôn khéo chèo lái quan hệ quốc tế của Việt Nam vượt qua những thử thách và biến động trên thế giới, tạo ra những đột phá để triển khai chính sách đối ngoại trong thời kỳ đổi mới.
Trên cơ sở tư duy đổi mới, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã đóng góp tích cực và có hiệu quả bằng việc kiến nghị và góp phần chỉ đạo thực hiện những điều chỉnh có ý nghĩa chiến lược về đường lối, chính sách đối ngoại, đưa nước ta thoát khỏi thế bị bao vây, cô lập; tiến hành bình thường hóa và mở rộng quan hệ với các nước trong đó có những nước lớn và tổ chức quốc tế quan trọng.
Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch là người khởi xướng việc đổi mới công tác xây dựng ngành Ngoại giao, coi công tác xây dựng Ngành có tầm quan trọng ngang với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị. Dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng, bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ của Bộ có bước phát triển mạnh mẽ. Tên tuổi Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch gắn liền với sự trưởng thành và lớn mạnh của Bộ Ngoại giao.
Ngày qua đời: 10/04/1998 tại Hà Nội.
Được tặng thưởng:
- Huân chương Sao vàng;
- Huân chương Hồ Chí Minh ;
- Huân chương Chiến thắng hạng Nhì;
- Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất;
- Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất;
- Huy chương "Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam";
- Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng;
- Nhiều Huân chương, Huy chương cao quý khác
"Không thể đánh giá tình hình nhân quyền của một nước trên chuẩn 100% hài lòng"
VOA Tiếng Việt Cập nhật Thứ Sáu, 09 tháng 7 2010 RSS
Thứ Sáu, 09 tháng 7 2010
Đại sứ Mỹ Peterson: "Không thể đánh giá tình hình nhân quyền của một nước trên chuẩn 100% hài lòng"
Trong tháng 7 này, Hoa Kỳ và Việt Nam kỷ niệm tròn 15 năm ngày bình thường hóa quan hệ song phương sau, kết thúc 20 quan hệ bị gián đoạn kể từ sau cuộc chiến chấm dứt năm 1975. Mười lăm năm bắt tay giữa hai quốc gia cựu thù được đánh giá là đã đạt được những tiến bộ đáng kể và hai nước đang ngày càng xích lại gần nhau hơn. Nhân dịp này, Trà Mi đã có cuộc trao đổi với vị đại sứ Mỹ đầu tiên đặt chân tới Hà Nội sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, một cựu chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam, đại sứ Pete Peterson. Nhắc tới Việt Nam, đại sứ Peterson cho biết nhận xét của ông về hình ảnh Việt Nam ngày nay so với ngày đầu khi ông làm sứ giả đầu tiên của Hoa Kỳ đặt chân tới Hà Nội mười mấy năm về trước:
Đại sứ Pete Peterson: "Việt Nam dĩ nhiên biết rõ các quy ước quốc tế về nhân quyền. Họ phải quyết định xem họ muốn tiến xa và nhanh như thế nào."
Đại sứ Pete Peterson: Các tiến bộ đạt được ở đây thật không thể tưởng tượng nổi, trong đó có các yếu tố về chất lượng cuộc sống và cả những sự thay đổi về bộ mặt kiến trúc lẫn trong quan điểm của người dân. Và thay đổi lớn nhất là vị trí của Việt Nam trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành một đối tác quan trọng trên trường quốc tế.
Trà Mi: Quan hệ Việt-Mỹ đã tiến rất xa kể từ năm 1995 tới nay, nhưng dưới con mắt của vị đại sứ Mỹ đầu tiên tại Hà Nội, theo ông, có những bước đột phá nào quan trọng hoặc có ý nghĩa lịch sử nhất trong mối quan hệ song phương?
Đại sứ Pete Peterson: Điều này thật khó nói. Tôi còn nhớ thời tôi còn làm đại sứ ở đây, tôi đã nói rằng mỗi ngày đều có ý nghĩa lịch sử vì tất cả mọi thứ chúng tôi làm đều là đầu tiên. Cho nên, thật khó nói sự kiện nào có ý nghĩa lịch sử nhất, nhưng rõ ràng có một việc đã mang lại ảnh hưởng tích cực rất lớn. Đó là việc thông qua Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ. Hiệp định này đã tạo cơ hội cho Việt Nam cạnh tranh kinh tế trên trường thế giới và trao đổi mậu dịch đôi bên trong 15 năm qua đã gia tăng đáng kể, đạt mức 15 tỷ đô la năm rồi. Theo tôi, đây là sự kiện đáng chú ý nhất.
Trà Mi: Lúc làm đại sứ Mỹ đầu tiên tại Hà Nội, trọng tâm của ông là gì? Những điểm tương đồng và khác biệt giữa nghị trình làm việc của ông với đại sứ Michael Michalak hiện nay ra sao?
Đại sứ Pete Peterson: Ồ hoàn toàn khác biệt vì nhiệm vụ của tôi là tạo niềm tin và lòng tin, xây dựng nền tảng cho những vị đại sứ tương lai, và tôi cho rằng tôi đã hoàn thành sứ mạng này. Vị đại sứ hiện nay không cần lo lắng gì về những điều này. Ông ta phải nuôi dưỡng và tăng cường mối quan hệ song phương, nhưng ông không phải xây dựng những khối đá nền tảng ban đầu. Chúng tôi trao cho ông ta một nền móng vững chắc. Tôi cho rằng khác biệt giữa công việc của tôi và vị đại sứ đương nhiệm rõ ràng ở chỗ công việc của ông là hướng về tương lai, còn nhiệm vụ của tôi lúc đó là xây dựng cho tương lai và phải chứng minh là những phát biểu của mình là có căn cứ và đáng để cân nhắc.
Trà Mi: Khác biệt trong nghị trình làm việc của hai vị đại sứ Mỹ sau 15 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương đó nói lên điều gì, thưa ông?
Đại sứ Pete Peterson: Nhiệm vụ của hai chúng tôi và những vị đại sứ làm việc trong giữa khoảng thời gian đó đều nhắm đến mục tiêu chính là xây dựng quan hệ vững mạnh. Chúng ta đã trải qua những thăng trầm tiêu biểu trong quan hệ ngoại giao. Các quốc gia đều có những sự khác biệt và chúng cần phải được giải quyết bằng các cuộc trao đổi thẳng thắn mang tính ngoại giao. Đây chính là những gì mà cả tôi và đại sứ Michalak đều đã làm. Thời tôi làm đại sứ, tôi đảm nhiệm việc mở đường và những vị đại sứ sau này, kể cả người đương nhiệm, phải phát triển một cách thức mới để hợp tác và tăng cường quan hệ với Việt Nam.
Trà Mi: Mặc dù quan hệ Việt-Mỹ đạt được nhiều thành tựu đáng kể về mặt kinh tế, mậu dịch, và nhiều lĩnh vực khác nữa, nhưng hai nước vẫn chưa đạt được điểm chung về vấn đề nhân quyền của Việt Nam. Theo ông, có thể làm gì để xóa bỏ cách biệt này một cách hữu hiệu, hơn là những cuộc đối thoại nhân quyền mà nhiều người cho là tới nay vẫn chưa mang lại bước đột phá nào to lớn?
Đại sứ Pete Peterson: Tôi không hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Theo tôi, đã có những bước đột phá, có thể là chưa tới mức như nhiều người mong đợi, bởi vì chúng ta đã sử dụng tiêu chuẩn so sánh không đúng. Anh không thể đánh giá tình hình nhân quyền của một quốc gia trên chuẩn 100% hài lòng. Hoa Kỳ cũng như không một quốc gia nào khác có thể đáp ứng nhu cầu đó. Thang điểm 100% hài lòng về mặt nhân quyền là điều không thể đạt được tại một quốc gia. Cho nên, các cuộc đối thoại và điều mà tôi từng nói lâu nay là chúng ta làm việc để đạt một sự tiến triển, hay nói cách khác, để nhìn thấy những thay đổi tích cực và xây dựng. Luôn luôn có khó khăn, nhưng tôi nghĩ rằng các cuộc đối thoại là đáng giá, và nhìn chung, chúng đã mang lại những tiến bộ. Các tiêu chuẩn đo lường thành tựu trong lĩnh vực này cần phải được điều chỉnh và giảm xuống mức có thể đạt được. Đó là đo lường những tiến bộ so với các mục tiêu đề ra, hơn là đo lường bằng sự hoàn hảo.
Trà Mi: Thế nhưng ngoài ra còn có cách nào hơn thế để có thể xóa bỏ cách biệt và thăng tiến quan hệ song phương Việt-Mỹ hiệu quả hơn không, thưa đại sứ?
Đại sứ Pete Peterson: Việt Nam dĩ nhiên biết rõ các quy ước quốc tế về nhân quyền. Họ phải quyết định xem họ muốn tiến xa và nhanh như thế nào. Chúng tôi có thể khuyến khích họ, nhưng chung cuộc rất khó để một quốc gia này đến một nước kia để rồi áp đặt những tiêu chuẩn yêu cầu nước đó phải đạt được. Tôi biết là chúng ta đang làm điều đó, nhưng những chuẩn mực thật sự chính là những tiêu chuẩn quốc tế, và chính phủ Việt Nam biết rõ những chuẩn mực đó là gì. Những tiến bộ đạt được trong 15 năm qua rất quan trọng. Khi tôi đến Việt Nam làm đại sứ, các cơ sở hành đạo tại gia hoàn toàn bị cấm và tôi đã rất khó khăn đương đầu với việc này. Giờ đây, nhiều cơ sở được cho phép hoạt động và nhiều áp lực đã được dỡ bỏ. Tóm lại, Việt Nam đã có những tiến bộ. Theo tôi, sẽ là điều thiển cận khi nói rằng: “Nước anh chưa hoàn hảo, nên tôi sẽ không nói chuyện với anh.” Ngược lại, nên nói rằng “Để chúng tôi giúp anh tìm cách cải thiện nhân quyền, tuân thủ với các tiêu chuẩn quốc tế, và cùng với thời gian, chúng ta sẽ đạt được điều này.” Nếu chúng ta tiếp tục như vậy thì cuối cùng sẽ đạt được mục tiêu.
Trà Mi: Ngoài ra, theo ông đại sứ, còn những trở ngại nào trong mối quan hệ song phương Việt-Mỹ?
Đại sứ Pete Peterson: Theo tôi, những di sản chiến tranh vẫn còn là những trở ngại, như vấn đề chất da cam hay vấn đề mìn bẫy sót lại sau cuộc chiến. Ngoài ra còn những phức tạp về thương mại như trong lĩnh vực dệt may, tôm, hay cá da trơn. Chúng ta phải xử lý các vấn đề này một cách chuyên nghiệp hơn. Nếu chúng ta xử lý một cách hoàn hảo trên tinh thần ngoại giao và tôn trọng lẫn nhau, tôi nghĩ rằng sẽ tìm ra giải pháp.
Trà Mi: Mối bang giao hữu hảo và chặt chẽ với Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với chính phủ Hoa Kỳ, thưa đại sứ?
Đại sứ Pete Peterson: Hoa Kỳ đang hướng tới một mối quan hệ mang lại hòa bình, thịnh vượng, và ổn định cho khu vực. Đây là một trong những mục tiêu của chúng tôi. Các mục tiêu khác bao gồm việc đảm bảo rằng Hoa Kỳ có mối quan hệ thương mại tốt đẹp với Việt Nam để giới thiệu hàng hóa Mỹ với thị trường này. Chúng tôi muốn Việt Nam trở thành một đối tác hòa bình và mong Việt Nam hòa nhập hơn với các tổ chức quốc tế. Tóm lại, mối quan hệ song phương có lợi cho cả đôi bên. Điều kiện để có được bang giao tốt đẹp dựa trên cơ sở cả đôi bên đều có lợi bình đẳng ngang nhau.
Trà Mi: Nhân ông đại sứ nhắc tới khái niệm “khu vực”, giữa lúc Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng đối với khu vực, cũng như với Việt Nam, nhiều người cho rằng Hoa Kỳ nên “gần gũi hơn nữa” với Việt Nam. Ý kiến của ông thế nào?
Đại sứ Pete Peterson: Vấn đề là nước Mỹ phải gần gũi hơn đối với tất cả các nước trong khu vực, không chỉ Việt Nam. Thật ra, một mối quan hệ tốt giữa Mỹ với Trung Quốc hay bất kỳ nước ASEAN nào đều có lợi cho sự phát triển quan hệ Việt-Mỹ. Cho nên, tôi không cho là Mỹ nên gần gũi với một nước này mà không cần một nước khác. Tôi nghĩ nếu Hoa Kỳ có thể có mối quan hệ tốt với tất cả các đối tác mà Việt Nam có quan hệ thì tất cả các bên đều có lợi.
Trà Mi: Quan hệ Việt-Mỹ đã tiến rất xa kể từ năm 1995 tới nay, nhưng dưới con mắt của vị đại sứ Mỹ đầu tiên tại Hà Nội, theo ông, có những bước đột phá nào quan trọng hoặc có ý nghĩa lịch sử nhất trong mối quan hệ song phương?
Đại sứ Pete Peterson: Điều này thật khó nói. Tôi còn nhớ thời tôi còn làm đại sứ ở đây, tôi đã nói rằng mỗi ngày đều có ý nghĩa lịch sử vì tất cả mọi thứ chúng tôi làm đều là đầu tiên. Cho nên, thật khó nói sự kiện nào có ý nghĩa lịch sử nhất, nhưng rõ ràng có một việc đã mang lại ảnh hưởng tích cực rất lớn. Đó là việc thông qua Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ. Hiệp định này đã tạo cơ hội cho Việt Nam cạnh tranh kinh tế trên trường thế giới và trao đổi mậu dịch đôi bên trong 15 năm qua đã gia tăng đáng kể, đạt mức 15 tỷ đô la năm rồi. Theo tôi, đây là sự kiện đáng chú ý nhất.
Trà Mi: Lúc làm đại sứ Mỹ đầu tiên tại Hà Nội, trọng tâm của ông là gì? Những điểm tương đồng và khác biệt giữa nghị trình làm việc của ông với đại sứ Michael Michalak hiện nay ra sao?
Đại sứ Pete Peterson: Ồ hoàn toàn khác biệt vì nhiệm vụ của tôi là tạo niềm tin và lòng tin, xây dựng nền tảng cho những vị đại sứ tương lai, và tôi cho rằng tôi đã hoàn thành sứ mạng này. Vị đại sứ hiện nay không cần lo lắng gì về những điều này. Ông ta phải nuôi dưỡng và tăng cường mối quan hệ song phương, nhưng ông không phải xây dựng những khối đá nền tảng ban đầu. Chúng tôi trao cho ông ta một nền móng vững chắc. Tôi cho rằng khác biệt giữa công việc của tôi và vị đại sứ đương nhiệm rõ ràng ở chỗ công việc của ông là hướng về tương lai, còn nhiệm vụ của tôi lúc đó là xây dựng cho tương lai và phải chứng minh là những phát biểu của mình là có căn cứ và đáng để cân nhắc.
Trà Mi: Khác biệt trong nghị trình làm việc của hai vị đại sứ Mỹ sau 15 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương đó nói lên điều gì, thưa ông?
Đại sứ Pete Peterson: Nhiệm vụ của hai chúng tôi và những vị đại sứ làm việc trong giữa khoảng thời gian đó đều nhắm đến mục tiêu chính là xây dựng quan hệ vững mạnh. Chúng ta đã trải qua những thăng trầm tiêu biểu trong quan hệ ngoại giao. Các quốc gia đều có những sự khác biệt và chúng cần phải được giải quyết bằng các cuộc trao đổi thẳng thắn mang tính ngoại giao. Đây chính là những gì mà cả tôi và đại sứ Michalak đều đã làm. Thời tôi làm đại sứ, tôi đảm nhiệm việc mở đường và những vị đại sứ sau này, kể cả người đương nhiệm, phải phát triển một cách thức mới để hợp tác và tăng cường quan hệ với Việt Nam.
Trà Mi: Mặc dù quan hệ Việt-Mỹ đạt được nhiều thành tựu đáng kể về mặt kinh tế, mậu dịch, và nhiều lĩnh vực khác nữa, nhưng hai nước vẫn chưa đạt được điểm chung về vấn đề nhân quyền của Việt Nam. Theo ông, có thể làm gì để xóa bỏ cách biệt này một cách hữu hiệu, hơn là những cuộc đối thoại nhân quyền mà nhiều người cho là tới nay vẫn chưa mang lại bước đột phá nào to lớn?
Đại sứ Pete Peterson: Tôi không hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Theo tôi, đã có những bước đột phá, có thể là chưa tới mức như nhiều người mong đợi, bởi vì chúng ta đã sử dụng tiêu chuẩn so sánh không đúng. Anh không thể đánh giá tình hình nhân quyền của một quốc gia trên chuẩn 100% hài lòng. Hoa Kỳ cũng như không một quốc gia nào khác có thể đáp ứng nhu cầu đó. Thang điểm 100% hài lòng về mặt nhân quyền là điều không thể đạt được tại một quốc gia. Cho nên, các cuộc đối thoại và điều mà tôi từng nói lâu nay là chúng ta làm việc để đạt một sự tiến triển, hay nói cách khác, để nhìn thấy những thay đổi tích cực và xây dựng. Luôn luôn có khó khăn, nhưng tôi nghĩ rằng các cuộc đối thoại là đáng giá, và nhìn chung, chúng đã mang lại những tiến bộ. Các tiêu chuẩn đo lường thành tựu trong lĩnh vực này cần phải được điều chỉnh và giảm xuống mức có thể đạt được. Đó là đo lường những tiến bộ so với các mục tiêu đề ra, hơn là đo lường bằng sự hoàn hảo.
Trà Mi: Thế nhưng ngoài ra còn có cách nào hơn thế để có thể xóa bỏ cách biệt và thăng tiến quan hệ song phương Việt-Mỹ hiệu quả hơn không, thưa đại sứ?
Đại sứ Pete Peterson: Việt Nam dĩ nhiên biết rõ các quy ước quốc tế về nhân quyền. Họ phải quyết định xem họ muốn tiến xa và nhanh như thế nào. Chúng tôi có thể khuyến khích họ, nhưng chung cuộc rất khó để một quốc gia này đến một nước kia để rồi áp đặt những tiêu chuẩn yêu cầu nước đó phải đạt được. Tôi biết là chúng ta đang làm điều đó, nhưng những chuẩn mực thật sự chính là những tiêu chuẩn quốc tế, và chính phủ Việt Nam biết rõ những chuẩn mực đó là gì. Những tiến bộ đạt được trong 15 năm qua rất quan trọng. Khi tôi đến Việt Nam làm đại sứ, các cơ sở hành đạo tại gia hoàn toàn bị cấm và tôi đã rất khó khăn đương đầu với việc này. Giờ đây, nhiều cơ sở được cho phép hoạt động và nhiều áp lực đã được dỡ bỏ. Tóm lại, Việt Nam đã có những tiến bộ. Theo tôi, sẽ là điều thiển cận khi nói rằng: “Nước anh chưa hoàn hảo, nên tôi sẽ không nói chuyện với anh.” Ngược lại, nên nói rằng “Để chúng tôi giúp anh tìm cách cải thiện nhân quyền, tuân thủ với các tiêu chuẩn quốc tế, và cùng với thời gian, chúng ta sẽ đạt được điều này.” Nếu chúng ta tiếp tục như vậy thì cuối cùng sẽ đạt được mục tiêu.
Trà Mi: Ngoài ra, theo ông đại sứ, còn những trở ngại nào trong mối quan hệ song phương Việt-Mỹ?
Đại sứ Pete Peterson: Theo tôi, những di sản chiến tranh vẫn còn là những trở ngại, như vấn đề chất da cam hay vấn đề mìn bẫy sót lại sau cuộc chiến. Ngoài ra còn những phức tạp về thương mại như trong lĩnh vực dệt may, tôm, hay cá da trơn. Chúng ta phải xử lý các vấn đề này một cách chuyên nghiệp hơn. Nếu chúng ta xử lý một cách hoàn hảo trên tinh thần ngoại giao và tôn trọng lẫn nhau, tôi nghĩ rằng sẽ tìm ra giải pháp.
Trà Mi: Mối bang giao hữu hảo và chặt chẽ với Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với chính phủ Hoa Kỳ, thưa đại sứ?
Đại sứ Pete Peterson: Hoa Kỳ đang hướng tới một mối quan hệ mang lại hòa bình, thịnh vượng, và ổn định cho khu vực. Đây là một trong những mục tiêu của chúng tôi. Các mục tiêu khác bao gồm việc đảm bảo rằng Hoa Kỳ có mối quan hệ thương mại tốt đẹp với Việt Nam để giới thiệu hàng hóa Mỹ với thị trường này. Chúng tôi muốn Việt Nam trở thành một đối tác hòa bình và mong Việt Nam hòa nhập hơn với các tổ chức quốc tế. Tóm lại, mối quan hệ song phương có lợi cho cả đôi bên. Điều kiện để có được bang giao tốt đẹp dựa trên cơ sở cả đôi bên đều có lợi bình đẳng ngang nhau.
Trà Mi: Nhân ông đại sứ nhắc tới khái niệm “khu vực”, giữa lúc Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng đối với khu vực, cũng như với Việt Nam, nhiều người cho rằng Hoa Kỳ nên “gần gũi hơn nữa” với Việt Nam. Ý kiến của ông thế nào?
Đại sứ Pete Peterson: Vấn đề là nước Mỹ phải gần gũi hơn đối với tất cả các nước trong khu vực, không chỉ Việt Nam. Thật ra, một mối quan hệ tốt giữa Mỹ với Trung Quốc hay bất kỳ nước ASEAN nào đều có lợi cho sự phát triển quan hệ Việt-Mỹ. Cho nên, tôi không cho là Mỹ nên gần gũi với một nước này mà không cần một nước khác. Tôi nghĩ nếu Hoa Kỳ có thể có mối quan hệ tốt với tất cả các đối tác mà Việt Nam có quan hệ thì tất cả các bên đều có lợi.
Tôi muốn nhìn thấy hai quốc gia Việt-Mỹ gầy dựng được lòng tin vững chắc đến mức có thể vượt qua bất kỳ mâu thuẫn nào có thể xảy ra. Mâu thuẫn là một việc tự nhiên trong quan hệ ngoại giao. Hoa Kỳ làm bạn với Pháp hàng trăm năm, nhưng đôi bên vẫn có mâu thuẫn. Ngoài ra, tôi mong muốn hai nước có được mối quan hệ có lợi bình đẳng cho cả đôi bên về mặt kinh tế, chất lượng cuộc sống, và vấn đề nhân quyền được hai bên tôn trọng. Tôi mong Việt Nam sẽ là đối tác của Mỹ trong nhiều lĩnh vực, và nếu đôi bên làm được điều này sẽ mang lại nhiều điều tích cực cho cả khu vực nói chung.
Trà Mi: Tuy nhiên, phía chính phủ Việt Nam cho rằng để tăng cường mối quan hệ song phương Việt-Mỹ, Hoa Kỳ nên lắng nghe nhiều hơn và bớt áp đặt. Quan điểm của đại sứ thế nào?
Đại sứ Pete Peterson: Chúng ta luôn nghe thấy điều này, phải không? Bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ nói điều tương tự như thế, không riêng gì Việt Nam. Thật ra trong hội nghị vừa qua với phía Việt Nam, chúng tôi cũng nghe rằng sẽ tốt hơn nhiều nếu tất cả các quốc gia đều bớt áp đặt và lắng nghe nhiều hơn. Tôi đoán rằng Hoa Kỳ có thể rút ra được điều gì đó từ đề nghị này. Theo tôi, các nước có lắng nghe đó chứ, nhưng các chính sách của họ xuất phát từ những mối quan tâm của quốc gia. Hoa Kỳ và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tôi không cho điều này là bất thường hay đòi hỏi quá cao.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn đại sứ Pete Peterson đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Trà Mi: Tuy nhiên, phía chính phủ Việt Nam cho rằng để tăng cường mối quan hệ song phương Việt-Mỹ, Hoa Kỳ nên lắng nghe nhiều hơn và bớt áp đặt. Quan điểm của đại sứ thế nào?
Đại sứ Pete Peterson: Chúng ta luôn nghe thấy điều này, phải không? Bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ nói điều tương tự như thế, không riêng gì Việt Nam. Thật ra trong hội nghị vừa qua với phía Việt Nam, chúng tôi cũng nghe rằng sẽ tốt hơn nhiều nếu tất cả các quốc gia đều bớt áp đặt và lắng nghe nhiều hơn. Tôi đoán rằng Hoa Kỳ có thể rút ra được điều gì đó từ đề nghị này. Theo tôi, các nước có lắng nghe đó chứ, nhưng các chính sách của họ xuất phát từ những mối quan tâm của quốc gia. Hoa Kỳ và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tôi không cho điều này là bất thường hay đòi hỏi quá cao.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn đại sứ Pete Peterson đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Chuyện hàng Việt ở Đông Âu
Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư - Tạp chí Kinh doanh Uy tín hàng đầu, số: Chuyển phát nhanh tăng tốc, ra ngày 14-09-2009 | |
Chuyện hàng Việt ở Đông Âu | |
Tác giả: Lưu Hương NCĐT 14/09/2009 | |
Việc nhiều gia đình ở Czech chọn mua hàng Việt thay vì hàng hiệu có phải là tín hiệu vui cho các nhà sản xuất Việt Nam? | |
Theo kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Incoma GfK, khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến thói quen mua sắm của 35% số gia đình ở Czech. Họ quyết định chọn những cửa hiệu của người Việt Nam để mua quần áo, giày dép, thay vì mua chúng ở các cửa hiệu đắt tiền.
Đây có phải là cơ hội cho sản phẩm Việt Nam tìm được thị trường mới, khi việc xuất khẩu sang những thị trường truyền thống bị thu hẹp lại do khủng hoảng kinh tế? NCĐT đã trao đổi với ông Phạm Thanh Tùng, Giám đốc Công ty PTT Global s.r.o. (Hà Nội), chuyên cung cấp hàng cho Czech, Slovakia, miền Đông nước Đức và Ba Lan, về vấn đề này.
Ông nghĩ thế nào về kết quả nghiên cứu của Incoma GfK? Một tin vui cho người Việt bán hàng ở Czech, như ông, và cho các nhà sản xuất ở Việt Nam?
Ông Phạm Thanh Tùng: Tôi nghĩ chỉ vui một nửa. Đúng là người tiêu dùng Czech đã đến các khu chợ, hay cửa hiệu của người Việt bên Czech nhiều hơn. Nhưng, người vui không phải là các nhà sản xuất Việt Nam mà là Trung Quốc.
Vì sao, thưa ông?
Ông Phạm Thanh Tùng: Ở Czech có 4 khu chợ do người Việt xây dựng, trong đó lớn nhất là chợ Sapa ở Praha rộng 350.000 m2, có người Việt và người Hoa cùng buôn bán. Người Hoa thì chắc chắn chỉ đánh hàng Trung Quốc rồi, còn cứ 100 người Việt thì có tới 90, thậm chí 95 người đánh hàng Trung Quốc. Đánh hàng từ Việt Nam khó hơn từ Trung Quốc nhiều.
Các ông gặp phải những khó khăn gì ở Việt Nam?
Ông Phạm Thanh Tùng: Thứ nhất, rất khó kiểm định chất lượng hàng hóa. Xin đơn cử một chuyện đã xảy ra với tôi cách đây 9-10 năm. Hồi đó, tôi có đánh thử một công (container) pin Con Thỏ sang Czech bán thử. Sau 3 tháng, mới bán được một nửa thì số pin còn lại chảy hết, phải bỏ đi. Tôi lỗ mất 25.000 USD. Đó là chưa kể việc mất uy tín khi khách hàng đã mua pin phàn nàn về chất lượng, pin chạy chóng hết quá. Bạn bè tôi thì kêu về chuyện đánh hàng từ Việt Nam, chỉ vài công đầu tiên là ổn, về sau chất lượng cứ kém dần.
Thứ hai, làm việc với các nhà sản xuất Việt Nam rất mất thời gian. Cách đây 3 năm, tôi quyết định thử lại lần nữa với mặt hàng đồ chơi bằng gỗ. Nhưng có mỗi chuyện báo giá mà họ bắt tôi phải chờ đến nửa tháng trời. Phần vì chờ lâu, phần vì nghĩ rằng họ trông mặt mà ra giá nên tôi cạch luôn, quay sang mối khác.
Thứ ba, tôi thấy hình như các doanh nghiệp trong nước chưa đối xử bình đẳng giữa khách hàng là người nước ngoài và khách hàng người Việt ở nước ngoài. Điều này tôi nhận thấy qua cung cách họ tiếp chúng tôi và những khách hàng người nước ngoài trong một lần tình cờ có mặt tại một nhà máy.
Thứ tư, việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm ít được chú trọng. Chẳng hạn, khi tham gia hội chợ, một số nhà sản xuất của Việt Nam dường như quên mất đây là cơ hội quảng bá hàng hóa, mà cho là cơ hội bán hàng để gỡ lại chi phí tham dự hội chợ. Điều này tôi nhận thấy khi tham gia các hội chợ ở Hamburg và Frankfurt (Đức), ở Czech và so sánh với hội chợ Giảng Võ (Hà Nội).
Hay có lần, tôi đến làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), họ đưa tôi vào gian trưng bày hàng rồi để tôi tự xem, hỏi gì thì họ trả lời nhát gừng, chứ không chủ động giới thiệu.
Và điều cuối cùng là ở Việt Nam mua hàng với số lượng ít còn có, chứ muốn mua nhiều, kiểu mua buôn như tôi, là rất khó. Tổ chức sản xuất của mình còn manh mún quá.
Ở Trung Quốc thì sao?
Ông Phạm Thanh Tùng: Khác biệt lớn nhất của Trung Quốc so với Việt Nam là việc giữ mặt bằng giá. Khi chúng tôi hỏi về bất cứ mặt hàng gì, các nhà cung cấp Trung Quốc đều đưa ra mức giá hầu như tương đương, dù có hỏi hàng trăm người, từ các tỉnh khác nhau. Hơn nữa, họ cũng rất nhanh trong việc cung cấp thông tin cho khách hàng. Chẳng hạn, ngay trong buổi làm việc đầu tiên là hai bên có thể thỏa thuận xong về giá. Khách hàng vừa tiết kiệm được thời gian, vừa có cảm giác yên tâm rằng đó là giá chuẩn.
Thứ hai, tuy giá nhân công Trung Quốc cao hơn Việt Nam, nhưng các nhà cung cấp hay sản xuất của Trung Quốc không tính lợi nhuận ngắn hạn như nhà sản xuất ở Việt Nam (chỉ 2-3 năm hoặc khá hơn là 5 năm). Trung Quốc tính dài hơi hơn nên ăn lãi ít hơn và vì thế hàng của họ rẻ.
Thứ ba, họ tiếp thị rất tốt. Vừa xuống sân bay là đã thấy những bảng chỉ dẫn làng nghề nào làm mặt hàng gì, không mất công hỏi thăm gì nhiều. Hay là khi vào thăm các gian trưng bày hàng gốm sứ, nhân viên của họ niềm nở đón chào, người mời nước, người chủ động giới thiệu phân tích công năng của sản phẩm rồi quy trình sản xuất…
Thứ tư, tổ chức sản xuất của Trung Quốc rất tập trung, bài bản. Ở Trung Quốc từng làng, từng xã đều có một nghề nhất định. Người sản xuất chỉ việc sản xuất, đã có người khác làm đầu mối mua và cung cấp cho nước ngoài. Vì vậy, muốn đặt mua bất cứ loại sản phẩm nào ở Trung Quốc, với số lượng bao nhiêu cũng được đáp ứng. Muốn nhanh có nhanh, có điều giá phải cao hơn một chút vì đặt hàng gấp.
Tôi có công ty xuất nhập khẩu bên Trung Quốc, chuyên nhập đồ chơi bằng gỗ, nhựa, sứ, thủy tinh, vải hay hàng thủ công mỹ nghệ. Thành phố Shantou (Sán Đầu thuộc tỉnh Quảng Đông), nơi có trụ sở công ty tôi, có 30 triệu dân chủ yếu làm đồ chơi. Họ không cần nhà máy mà chia việc làm về từng hộ dân.
Như vậy, những kỳ vọng như của ông Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc là “doanh nhân Việt ở nước ngoài sẽ là cánh tay nối dài của doanh nghiệp trong nước” có vẻ như không có cơ sở?
Ông Phạm Thanh Tùng: Khi những người Việt ngồi với nhau bàn về chuyện làm ăn buôn bán, họ đã không ít lần đề cập tới việc tại sao mình là người Việt mà lại không bán hàng do Việt Nam sản xuất. Trong giai đoạn đầu làm ăn, vốn liếng còn ít, tất nhiên là chúng tôi luôn đặt lợi nhuận lên trên hết. Nhưng nay đã khấm khá rồi, chúng tôi vẫn có mong muốn làm một cái gì đó mang tính “màu cờ sắc áo”.
Tuy tôi kể ra một loạt khó khăn như vậy, nhưng không phải hàng Việt Nam ở Czech không có ưu điểm so với hàng Trung Quốc. Không như hàng Trung Quốc, hàng Việt Nam được người nước ngoài ưa chuộng hơn. Nếu hàng có vấn đề, các doanh nghiệp chúng tôi tự loại trừ, còn hàng bán ra thị trường là hàng tốt. Đối với hàng Trung Quốc thì tốt cũng bán, xấu cũng bán, chỉ cần giảm giá thôi. Cảm nhận của dân Czech nói chung là hàng Trung Quốc rẻ tiền và kém chất lượng.
Tôi không nghĩ lòng tự tôn dân tộc có vai trò hàng đầu, mà thực sự hàng Việt Nam, một khi đã kém chất lượng, là phải vứt đi. Một số bạn bè của tôi buôn hàng may mặc Việt Nam, nếu thấy hàng có lỗi, họ tự sửa ngay trong xưởng may nhỏ của mình. Hay đồ mây tre đan, họ đem phơi, sấy lại, rồi mới mang ra bán.
Còn mong muốn như ông Lộc, tôi nghĩ là hoàn toàn có cơ sở, nếu các cơ quan hữu quan thực sự vào cuộc, tạo thuận lợi cho cả nhà sản xuất lẫn người làm thương mại. Họ cần có chính sách hỗ trợ đầu tư và tạo những đầu mối cung ứng tốt hơn. Lần về này, ngoài việc đi thăm các làng nghề để tìm cách nhập hàng sang Czech, tôi cũng muốn đầu tư sản xuất đồ chơi bằng gỗ, ở những vùng như Tuyên Quang chẳng hạn, theo mô hình tôi đang làm ở Trung Quốc.
|
Chân Trân đang chờ "chàng Karembeu"
Chân Trân đang chờ "chàng Karembeu"
Tags: Trịnh Chân Trân, Chân Trân, Tuần Châu, Việt Nam, Phó TGĐ, cầu thủ bóng đá, lời tỏ tình, khu du lịch, người mẫu, công việc, nước ngoài, cơ hội, nổi tiếng, nhận lời, mình
Trịnh Chân Trân vẫn chẳng thể giấu nổi sự cầu toàn trong bất cứ công việc gì cô đang toàn tâm toàn ý. Vẫn chưa có ai tìm được chỗ đứng xứng đáng trong trái tim của vị Phó tổng giám đốc đẹp nhất Việt Nam này.
Trịnh Chân Trân
|
Làm người mẫu ảnh cho một công ty quản lý người mẫu của Nhật có liên quan gì đến công việc kinh doanh không nhỉ?
Trịnh Chân Trân: Tôi nhận lời làm người mẫu ảnh vì coi đây là một cơ hội để thử sức mình, và một cơ hội để đi đây đó học hỏi thêm kinh nghiệm. Thực tế đã chứng minh quyết định của tôi là đúng đắn, tôi có cơ hội đi khắp các khu du lịch nổi tiếng ở châu Á và học hỏi được khá nhiều cách làm du lịch của họ, được thử cách thể hiện khả năng bản thân trong khi đàm phán hợp đồng với các đối tác muốn cộng tác với mình. Tôi nghĩ đây là lúc tôi có thể áp dụng những điều "sở học" và "sở mục" vào công việc kinh doanh ở đây.
Những điều đầu tiên mà Trân "kịp" áp dụng là gì?
Trịnh Chân Trân:Thứ nhất, đó là chủ động tìm hiểu phản ứng của khách hàng, chứ không chờ họ phàn nàn rồi mới điều chỉnh. Mỗi khi có đoàn khách nước ngoài đến, người đầu tiên họ gặp khi "check - in" là tôi. Cảm giác được đón chào rất quan trọng. Sau đó tôi đến khu vui chơi, giải trí để xem họ có thoải mái không.
Chẳng hạn, thấy một gia đình nước ngoài có cháu nhỏ ngơ ngác khi nghe lời giới thiệu bằng tiếng Việt trong chương trình biểu diễn cá heo, tôi đã thuyết minh bằng tiếng Anh ngay tại chỗ. Bữa ăn của họ cũng là điều tôi hay quan tâm, xem đồ ăn, thức uống có phù hợp với khách từng nước hay không...
Có vẻ như đây là công việc của người phụ trách dịch vụ chăm sóc khách hàng chứ không phải của Phó TGĐ?
Trịnh Chân Trân:Yêu cầu dù nhỏ nhặt nhất của khách hàng mà tôi trực tiếp nghe được sẽ giúp tôi điều chỉnh hoạt động của đội ngũ nhân viên cho phù hợp với tư cách là Phó TGĐ phụ trách kinh doanh. Đến khi họ quen rồi thì họ cứ thế mà làm theo quy trình sẵn có. Ở đây mọi thứ mới bắt đầu nên đưa họ vào "guồng máy" không hề đơn giản.
Song song với công việc đó, tôi có một nhiệm vụ rất quan trọng là tiến hành quảng bá thương hiệu khu du lịch này và thu hút khách, nhất là khách quốc tế.
Một người sinh ra trong một gia đình khá giả ở Sài Gòn, du học khá lâu ở nước ngoài, rồi sống trong một thế giới "hào nhoáng" khi làm người mẫu, liệu Chân Trân có gặp nhiều trở ngại khi phải hàng ngày làm việc với một bộ máy gồm hầu hết những người gần như chưa bước chân ra khỏi địa phương của mình?
Trịnh Chân Trân:Cá tính hay cách sống không quan trọng bằng quan điểm và cách làm việc. Tôi luôn tạo cơ hội cho họ, nhưng nếu thấy vị trí nào đó không phù hợp thì kiên quyết thay bằng người thích hợp hơn. Tôi cũng là người làm thuê, mà đã làm thuê thì phải cố gắng đáp ứng được những gì lãnh đạo đang đòi hỏi và chờ đợi ở mình.
Riêng đối với bộ phận marketing quốc tế, tôi phải thành lập mới, bao gồm những người có năng lực thực sự được đào tạo ở nước ngoài (ít nhất có bằng thạc sỹ), có thâm niên công tác và có mối quan hệ với bên ngoài. Trong số đó có một người đã làm việc hơn 10 năm cho một ngân hàng nổi tiếng của Mỹ. Chiến lược tiếp thị của chúng tôi là nhắm tới 3 thị trường lớn và tiềm năng tài chính lớn là Mỹ, Châu Âu và Nhật - Hàn Quốc.
Đoạt danh hiệu Á hậu ở Tuần Châu, rồi được mời về làm Phó TGĐ ở đây. Có gì liên quan giữa những sự kiện này?
Trịnh Chân Trân:Về dự thi là tình cờ, còn ở lại làm việc ở Việt Nam là có suy nghĩ cân nhắc rõ ràng. Tôi biết được cuộc thi Hoa hậu qua Internet khi đang ở Hongkong.
Trên con đường đi tới Tuần Châu, những cánh đồng lúa mang lại cho tôi cảm giác rất yên ả. Chính sự quan tâm ủng hộ của rất nhiều người, khán giả, tự nhiên mình thấy ấm áp.Ý định trở về quê hương là chắc chắn, chỉ có điều là thời điểm thôi.
Cùng lúc đó cũng có nhiều lời mời khác, cả công ty trong nước lẫn nước ngoài ở Việt Nam, có những công việc còn nhẹ nhàng và mức lương cũng cao hơn. Nhưng sau thời gian cân nhắc và cũng phải vượt qua nhiều dư luận, tôi đã nhận lời làm việc ở Tuần Châu.
Thứ nhất là vì Tuần Châu rất đẹp, có nhiều tiềm năng phát triển. Thứ hai, họ muốn biến đây thành một khu du lịch tầm cỡ quốc tế, và việc họ mời tôi rõ ràng là một cơ hội lớn để tôi thử sức mình, thể hiện mình. Nếu khu này thành công rõ ràng là có dấu ấn của những người như tôi.
Nhân nhắc lại cuộc thi Hoa hậu, được bình chọn là Hoa hậu qua Internet, rồi đến khi được công bố là Á hậu 1, Trân có cảm thấy thất vọng không?
Trịnh Chân Trân:Có, không phải là tôi nghĩ mình đẹp hơn, hay trả lời hay hơn các cô khác, nhưng tôi thất vọng vì không đạt được mục đích mình hướng tới khi tham gia. Nếu nói khi đi thi mà không mong muốn đoạt giải hoa hậu là nói dối.
Tôi đã cố gắng hết sức thể hiện những gì tốt nhất của mình mà không đạt được thì thất vọng về bản thân mình là lẽ đương nhiên. Nhưng cũng chỉ là một lúc thôi, khi người ta xướng tên mình lên. Đêm đó tôi vẫn ngủ ngon.
Nhiều người rất ấn tượng với câu trả lời ứng xử của Trân "...con người cần phải sống có trách nhiệm với nhau hơn...". Đó là câu trả lời đã có sẵn hay bột phát trong thời điểm đó?
Trịnh Chân Trân:Nó xuất phát từ tiềm thức của tôi. Tôi vào chùa học đạo từ năm 6 tuổi, theo học ni sư Thích Nữ Trí Hải, đến tận hết lớp 12. Cả ngày chủ nhật, và những tháng nghỉ hè tôi vào chùa ở bên đường Nguyễn Kiệm. Điều đó ảnh hưởng đến tư duy của tôi.
Thầy có nói một câu mà tôi nhớ mãi: "Tài sản quý nhất của con người là trí tuệ và sức khoẻ. Người ta phải phấn đấu học tập để nâng cao cái trí đó lên, nhưng khi sử dụng cái trí đó cho mọi người, cho xã hội thì cái trí đó mới thực sự có tầm cỡ, còn nếu cái trí đó chỉ phục vụ cho cá nhân mình thì cái trí đó rất tầm thường".
Tôi luôn tâm niệm điều đó, khát khao làm một điều gì đó. Cũng chính vì thế mà con người tôi cân bằng hơn, bình tĩnh, điềm đạm hơn. Tôi ít có những hành động xốc nổi, luôn chín chắn suy nghĩ, và khi tôi căng thẳng, mệt mỏi, hay buồn chán thì không thể hiện cho người khác thấy.
Những lúc như vậy, Trân thường làm gì để vượt qua ?
Trịnh Chân Trân:Những lúc căng thẳng quá tôi ngồi thiền cho thư thái lại. Quan điểm của tôi là khi vui thì chia sẻ, còn khi buồn chia sẻ chỉ khiến cho người khác buồn thêm, tốt nhất là mình tự ôm cái buồn lấy một mình. Chia sẻ thì mình vơi đi một nửa, nhưng người khác chắc chắn phải gánh lấy nửa đó. Chẳng hạn trước đây tôi có chuyện buồn bên nước ngoài, tôi gọi điện cho mẹ. Mẹ tôi đâu có giải quyết được chuyện của tôi, nhưng vẫn cứ mất ngủ.
Trân cứ tự ôm vấn đề của mình như vậy, chắc chắn khó cho người con trai nào có cơ hội?
Trịnh Chân Trân:Chắc chỉ khi nào tìm được "người đó" rồi tôi mới tâm sự, sẻ chia hết. Cũng có lẽ vì thế nê cho đến giờ tôi chưa có người yêu. Chắc phải có một người rất mạnh mẽ, chủ động thì mới lôi tôi được ra khỏi vỏ ốc của mình, vì trong công việc tôi là người của chủ động, nhưng trong tình cảm lại là người rất bị động.
Tôi có nhớ một câu chuyện về cô người mẫu chân dài nổi tiếng gốc Slovakia, kể rằng sở dĩ cô nhận lời tỏ tình của anh chàng cầu thủ bóng đá Pháp gốc thổ dân Karembeu "đen đúa" vì anh này không hề mặc cảm của mình. Trân nghĩ sao?
Trịnh Chân Trân:Có thể câu chuyện anh kể về anh chàng Karembeu với cô người mẫu là đúng với tôi, bởi vì chắc cũng có người thích nhưng lại ngần ngại khi tiếp xúc tôi. Thôi đành dồn hết trái tim vào công việc trong lúc chờ "chàng Karembeu" của mình vậy chứ làm sao bây giờ!
(Theo Tiếp thị & Tiêu dùng)
Hai người đàn ông họ Lâm
CEOVN Lâm Hải Tuấn (ACE life VN) - Lâm Đôn - Vinacapital
Hai chàng trai họ Lâm, cùng là người gốc Hoa, rời Sài Gòn vào cuối những năm 70. Đều thành đạt nơi xứ người, nay họ quay trở lại "bắc cầu" cho các tập đoàn quốc tế lớn đầu tư vào Việt Nam.
Vào đầu tháng 12 năm 2005, có hai sự kiện thu hút nhiều sự chú ý của báo giới trong TP.HCM.
Sự kiện thứ nhất là một lễ khai trương hoành tráng, nhưng đậm nét dân tộc với màn múa lân và sự tái hiện lại cảnh làng quê truyền thống Việt Nam bên trong và ngoài phòng tiệc, của một công ty bảo hiểm nhân thọ Mỹ.
Sự kiện thứ hai diễn sau đó ngót một tuần là cuộc hội ngộ của hơn 100 nhà đầu tư lớn từ khắp nơi, trong đó có EU, Mỹ và Nhật.
Nhân vật chính trong hai sự kiện đó là hai Việt Kiều. Một người là Tổng Giám đốc ACE Life Vietnam thuộc Tập đoàn Bảo hiểm ACE INA. Người kia là Tổng Giám đốc của Vinacapital, Công ty Quản lý Quỹ Vietnam Opportunity Fund niêm yết tại Thị trường Chứng khoán Luân Đôn.
Không hiểu là có sự “sắp xếp” của Tạo hoá hay không mà giữa họ có những điểm chung khá đặc biệt.
Hai người cùng họ Lâm. Cha họ đều là người gốc Hoa, đều cùng gia đình rời Sài Gòn ra đi vào cuối những năm 70 đầy “nhạy cảm”.
Sau thời gian vượt qua bao khó khăn để học thành tài bên xứ người, họ đều được nhận vào làm ở những hãng quốc tế lớn, đều trở về Việt Nam với tâm nguyện thúc đẩy sự ra đời và mở rộng hoạt động của những hãng này tại Việt Nam.
Và trụ sở công ty của họ đều nằm ở Toà nhà Sun War Tower , 115 Nguyễn Huệ, Quận Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.
Sự kiện thứ hai diễn sau đó ngót một tuần là cuộc hội ngộ của hơn 100 nhà đầu tư lớn từ khắp nơi, trong đó có EU, Mỹ và Nhật.
Nhân vật chính trong hai sự kiện đó là hai Việt Kiều. Một người là Tổng Giám đốc ACE Life Vietnam thuộc Tập đoàn Bảo hiểm ACE INA. Người kia là Tổng Giám đốc của Vinacapital, Công ty Quản lý Quỹ Vietnam Opportunity Fund niêm yết tại Thị trường Chứng khoán Luân Đôn.
Không hiểu là có sự “sắp xếp” của Tạo hoá hay không mà giữa họ có những điểm chung khá đặc biệt.
Hai người cùng họ Lâm. Cha họ đều là người gốc Hoa, đều cùng gia đình rời Sài Gòn ra đi vào cuối những năm 70 đầy “nhạy cảm”.
Sau thời gian vượt qua bao khó khăn để học thành tài bên xứ người, họ đều được nhận vào làm ở những hãng quốc tế lớn, đều trở về Việt Nam với tâm nguyện thúc đẩy sự ra đời và mở rộng hoạt động của những hãng này tại Việt Nam.
Và trụ sở công ty của họ đều nằm ở Toà nhà Sun War Tower , 115 Nguyễn Huệ, Quận Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.
"Mr. Wall Street của Việt Nam"
“Khi qua nước ngoài vận động thêm vốn cho Quỹ Đầu tư VOF, tôi mới ngã ngửa ra rằng đa số các nhà đầu tư nước ngoài chỉ nghĩ Việt Nam là một nước nuôi trồng thuỷ sản, có lẽ là qua các vụ kiện tôm và catfish mà báo chí đưa tin ầm ĩ”.
Lâm Đôn giải thích lý do anh quyết tâm tổ chức một hội nghị các nhà đầu tư để giới thiệu cơ hội ở Việt Nam như vậy.
Để mời được đại diện của hơn 100 định chế tài chính, trong đó có những “đại gia” như Sandberg Steeman SA, BankPension, Bank Julius Baer, hay Petercam SA…, Lâm Đôn đã phải tới gặp và thuyết phục một con số gấp đôi như vậy.
Trong suốt 6 tháng trời chuẩn bị, Lâm Đôn đã phải thực hiện 3 chuyến đi vận động, mỗi chuyến kéo dài chừng 3 tuần. Hơn 20 cuộc hội thảo nhỏ với các nhà đầu tư đã được tổ chức, đó là chưa kể đến hàng loạt các cuộc gặp gỡ riêng lẻ.
Số lượng tham dự hội nghị các nhà đầu tư cao như vậy cũng nhờ vào khả thuyết phục được coi là điểm mạnh của người cựu cử nhân về thương mại và chính trị học của Trường Đại học Toronto này.
Lâm Đôn được coi là speaker tại các cuộc hội thảo về đầu tư, và được Tạp chí Fortune coi là Mr. Wall Street của Việt Nam .
Theo Lâm Đôn, Việt Nam không thua bất cứ nước nào trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhưng lại chưa chú tâm vào thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII), chỉ chiếm khoảng 3,7% so với vốn FDI, trong khi đó Trung Quốc, Malaysia hay Thái Lan tỷ lệ này chiếm tới 30-40%.
“Chính vốn FII sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam nâng cao được qui mô và năng lực cạnh tranh, giúp Việt Nam tạo ra những doanh nghiệp lớn của riêng mình, nhất là dưới sức ép mở cửa thị trường theo cam kết hội nhập”, Lâm Đôn lưu ý.
“Theo ước tính của tôi, các định chế này hiện đang nắm giữ một lượng vốn khoảng 100 tỷ USD. Chỉ cần họ đồng ý bỏ 1% trong số đó vào Việt Nam là chúng ta có 1 tỷ rồi”, Lâm Đôn nhận xét.
Lâm Đôn giải thích lý do anh quyết tâm tổ chức một hội nghị các nhà đầu tư để giới thiệu cơ hội ở Việt Nam như vậy.
Để mời được đại diện của hơn 100 định chế tài chính, trong đó có những “đại gia” như Sandberg Steeman SA, BankPension, Bank Julius Baer, hay Petercam SA…, Lâm Đôn đã phải tới gặp và thuyết phục một con số gấp đôi như vậy.
Trong suốt 6 tháng trời chuẩn bị, Lâm Đôn đã phải thực hiện 3 chuyến đi vận động, mỗi chuyến kéo dài chừng 3 tuần. Hơn 20 cuộc hội thảo nhỏ với các nhà đầu tư đã được tổ chức, đó là chưa kể đến hàng loạt các cuộc gặp gỡ riêng lẻ.
Số lượng tham dự hội nghị các nhà đầu tư cao như vậy cũng nhờ vào khả thuyết phục được coi là điểm mạnh của người cựu cử nhân về thương mại và chính trị học của Trường Đại học Toronto này.
Lâm Đôn được coi là speaker tại các cuộc hội thảo về đầu tư, và được Tạp chí Fortune coi là Mr. Wall Street của Việt Nam .
Theo Lâm Đôn, Việt Nam không thua bất cứ nước nào trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhưng lại chưa chú tâm vào thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII), chỉ chiếm khoảng 3,7% so với vốn FDI, trong khi đó Trung Quốc, Malaysia hay Thái Lan tỷ lệ này chiếm tới 30-40%.
“Chính vốn FII sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam nâng cao được qui mô và năng lực cạnh tranh, giúp Việt Nam tạo ra những doanh nghiệp lớn của riêng mình, nhất là dưới sức ép mở cửa thị trường theo cam kết hội nhập”, Lâm Đôn lưu ý.
“Theo ước tính của tôi, các định chế này hiện đang nắm giữ một lượng vốn khoảng 100 tỷ USD. Chỉ cần họ đồng ý bỏ 1% trong số đó vào Việt Nam là chúng ta có 1 tỷ rồi”, Lâm Đôn nhận xét.
Những cơ hội đầu tư mở ra ở Việt Nam trong những năm gần đây mà Lâm Đôn muốn giới thiệu với các nhà đầu tư cũng chính là nguyên nhân chính khiến anh rời bỏ Công ty Kiểm toán PricewaterhouseCoopers(PwC) Vietnam vào cuối năm 2003, sau khi giúp nó phát triển thành một hãng kiểm toán lớn ở Việt Nam.
Lâm Đôn được cử về làm trưởng đại diện của PwC tại Việt Nam năm 1994, và công ty PwC Vietnam được thành lập một năm sau đó.
Trước khi rời khỏi PwC Vietnam, anh giữ cương vị Phó Tổng Giám đốc, bởi lúc đó PwC Vietnam đã trở thành một hãng kiểm toán mạnh với mấy trăm kiểm toán viên và Tổng hãng bên Canada phải cử một Tổng Giám đốc người nước ngoài về phụ trách cả thị trường Đông dương.
Từ khi tham gia thành lập Công ty Vinacapital vào cuối năm 2003 để quản lý phần vốn đầu tư của VOF, Lâm Đôn cùng các cộng sự đã kịp đưa quỹ này trở thành quỹ đầu tư hiệu quả nhất Việt Nam năm 2004 (theo Nghiên cứu của tổ chức LCF Rothschild).
Trong năm 2004 tỷ lệ lãi ròng đạt 25% trên giá trị góp vốn của các nhà đầu tư, và giá trị cổ phiếu của quỹ trên thị trường chứng khoán Luân Đôn đã tăng 38%. Các con sô tương ứng cho đến cuối tháng 11 của năm 2005 là khoảng 29% và 27%.
Đó cũng chính là lý do Vinacapital đã nhanh chóng thu hút được 76 triệu USD trong kỳ phát hành cổ phiếu cuối năm ngoái để nâng tổng số vốn của VOF lên 171 triệu USD, mặc dù con số 47 triệu cổ phiếu phát hành không đáp ứng được nhu cầu mua của các nhà đầu tư.
Khi được hỏi sẽ làm gì trong dịp Tết này, Lâm Đôn bật cười lớn: “Thì nghỉ Tết chứ sao, cả năm vừa rồi mệt hết chịu nổi. Chắc cũng phải đưa bà xã và hai đứa nhỏ đi chơi đây đó quanh Sài Gòn cho thư giãn”.
Lâm Đôn được cử về làm trưởng đại diện của PwC tại Việt Nam năm 1994, và công ty PwC Vietnam được thành lập một năm sau đó.
Trước khi rời khỏi PwC Vietnam, anh giữ cương vị Phó Tổng Giám đốc, bởi lúc đó PwC Vietnam đã trở thành một hãng kiểm toán mạnh với mấy trăm kiểm toán viên và Tổng hãng bên Canada phải cử một Tổng Giám đốc người nước ngoài về phụ trách cả thị trường Đông dương.
Từ khi tham gia thành lập Công ty Vinacapital vào cuối năm 2003 để quản lý phần vốn đầu tư của VOF, Lâm Đôn cùng các cộng sự đã kịp đưa quỹ này trở thành quỹ đầu tư hiệu quả nhất Việt Nam năm 2004 (theo Nghiên cứu của tổ chức LCF Rothschild).
Trong năm 2004 tỷ lệ lãi ròng đạt 25% trên giá trị góp vốn của các nhà đầu tư, và giá trị cổ phiếu của quỹ trên thị trường chứng khoán Luân Đôn đã tăng 38%. Các con sô tương ứng cho đến cuối tháng 11 của năm 2005 là khoảng 29% và 27%.
Đó cũng chính là lý do Vinacapital đã nhanh chóng thu hút được 76 triệu USD trong kỳ phát hành cổ phiếu cuối năm ngoái để nâng tổng số vốn của VOF lên 171 triệu USD, mặc dù con số 47 triệu cổ phiếu phát hành không đáp ứng được nhu cầu mua của các nhà đầu tư.
Khi được hỏi sẽ làm gì trong dịp Tết này, Lâm Đôn bật cười lớn: “Thì nghỉ Tết chứ sao, cả năm vừa rồi mệt hết chịu nổi. Chắc cũng phải đưa bà xã và hai đứa nhỏ đi chơi đây đó quanh Sài Gòn cho thư giãn”.
Trong dịp Hội nghị các nhà đầu tư vừa rồi, Vinacapital cũng tuyên bố gây thêm một quỹ mới gọi là Vianland - trị giá 50 triệu USD. Lâm Đôn hy vọng là sẽ hoàn thành việc gây quĩ này trong vòng 6-9 tháng, để đầu tư vào địa ốc, văn phòng, cửa hàng và trung tâm thương mại. Trong vòng 3 năm tới Vinacapital tập trung đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, tài chính & ngân hàng và bất động sản.
Thực hiện một ước mơ
Thực hiện một ước mơ
Lâm Hải Tuấn bắt đầu buổi lễ ra mắt chính thức của Công ty ACE Life Vietnam bằng ba tiếng trống mà nhân viên công ty cũng như những người khách đến dự có cảm giác anh đã dồn hết sức lực của mình vào đó.
“Ba tiếng trống đó là tiếng nói của người con với người cha ở thế giới bên kia:
Ba ơi, con đã thực hiện xong lời ba căn dặn khi cầm tay con lần cuối cùng trong đời là hãy về Việt Nam, hãy làm điều gì đó cho Việt Nam”.
Lâm Hải Tuấn rút khăn mùi soa ra khẽ chấm lên mắt, giọng anh hơi nghẹn lại.
Trước đó vào đầu năm 2003, tại cuộc phỏng vấn tuyển dụng tại trụ sở của Tập đoàn bảo hiểm ACE INA tại New York, sau khi nghe Tuấn phân tích khái quát về thị trường Việt Nam, ông Chủ tịch kiêm CEO của Tập đoàn Evan Greenberg hỏi anh câu cuối cùng:
“Hãy nói cho tôi điều gì làm nên sự khác biệt giữa Tuấn Lâm và những người khác!”
“Chắc là không nhiều lắm, nhưng tôi là người có ước mơ và luôn biết cách tận dụng mọi cơ hội để thực hiện ước mơ của mình”, Tuấn trả lời không chút do dự.
“Vậy anh hãy chuẩn bị về Việt Nam ”, ông Greenberg vừa nói vừa đứng dậy, kết thúc cuộc phỏng vấn chỉ có vỏn vẹn 15 phút, trong khi trước đó người ta bảo với anh rằng có thể kéo dài tới 3 tiếng đồng hồ.
(Sau khi rời Metlife - một hãng bảo hiểm lớn khác của Mỹ - sau 18 năm làm việc và thành danh tại đó, vào tháng 10/2002, vì bất đồng trong quan điểm khi Metlife đã đầu tư sang Trung Quốc còn anh lại cố thuyết phục họ đầu tư vào Việt Nam, Lâm Hải Tuấn đã tự bỏ tiền túi về nước nghiên cứu thị trường và cơ hội đầu tư).
Trong khoảng hai năm trời kể từ khi quay lại Việt Nam với tư cách Phó Chủ tịch của Bảo hiểm nhân thọ, Lâm Hải Tuấn đã vừa phải đôn đáo lo chuyện giấy phép, tiếp tục tìm hiểu thị trường để đưa ra các sản phẩm phù hợp, vừa phải tiến hành chọn được bộ khung quản lý cho công ty tương lai.
“Hàng trăm cuộc phỏng vấn diễn ra khắp mọi nơi, có thể là quán cà phê, quán trà, hay hàng cơm bụi, hay bất cứ một nơi nào khác. Không chỉ phỏng vấn họ, tôi còn tìm hiểu họ thông qua gia đình họ, bởi tính cách con người bộc lộ rõ nhất trong các mối quan hệ gia đình”, Tuấn nói.
“Ba tiếng trống đó là tiếng nói của người con với người cha ở thế giới bên kia:
Ba ơi, con đã thực hiện xong lời ba căn dặn khi cầm tay con lần cuối cùng trong đời là hãy về Việt Nam, hãy làm điều gì đó cho Việt Nam”.
Lâm Hải Tuấn rút khăn mùi soa ra khẽ chấm lên mắt, giọng anh hơi nghẹn lại.
Trước đó vào đầu năm 2003, tại cuộc phỏng vấn tuyển dụng tại trụ sở của Tập đoàn bảo hiểm ACE INA tại New York, sau khi nghe Tuấn phân tích khái quát về thị trường Việt Nam, ông Chủ tịch kiêm CEO của Tập đoàn Evan Greenberg hỏi anh câu cuối cùng:
“Hãy nói cho tôi điều gì làm nên sự khác biệt giữa Tuấn Lâm và những người khác!”
“Chắc là không nhiều lắm, nhưng tôi là người có ước mơ và luôn biết cách tận dụng mọi cơ hội để thực hiện ước mơ của mình”, Tuấn trả lời không chút do dự.
“Vậy anh hãy chuẩn bị về Việt Nam ”, ông Greenberg vừa nói vừa đứng dậy, kết thúc cuộc phỏng vấn chỉ có vỏn vẹn 15 phút, trong khi trước đó người ta bảo với anh rằng có thể kéo dài tới 3 tiếng đồng hồ.
(Sau khi rời Metlife - một hãng bảo hiểm lớn khác của Mỹ - sau 18 năm làm việc và thành danh tại đó, vào tháng 10/2002, vì bất đồng trong quan điểm khi Metlife đã đầu tư sang Trung Quốc còn anh lại cố thuyết phục họ đầu tư vào Việt Nam, Lâm Hải Tuấn đã tự bỏ tiền túi về nước nghiên cứu thị trường và cơ hội đầu tư).
Trong khoảng hai năm trời kể từ khi quay lại Việt Nam với tư cách Phó Chủ tịch của Bảo hiểm nhân thọ, Lâm Hải Tuấn đã vừa phải đôn đáo lo chuyện giấy phép, tiếp tục tìm hiểu thị trường để đưa ra các sản phẩm phù hợp, vừa phải tiến hành chọn được bộ khung quản lý cho công ty tương lai.
“Hàng trăm cuộc phỏng vấn diễn ra khắp mọi nơi, có thể là quán cà phê, quán trà, hay hàng cơm bụi, hay bất cứ một nơi nào khác. Không chỉ phỏng vấn họ, tôi còn tìm hiểu họ thông qua gia đình họ, bởi tính cách con người bộc lộ rõ nhất trong các mối quan hệ gia đình”, Tuấn nói.
Công sức của người được mệnh danh là “Người phỏng vấn khó nhất” từ hồi còn ở Metlife đã không phụ anh. Trong số 20 quản lý được chọn, cho đến nay chỉ có một người phải ra đi vì nhận thấy không phù hợp với cái guồng hoạt động chung của ACE Life Vietnam .
Giải thích tại sao trong chuyến thăm Việt Nam lần này, ông Chủ tịch tập đoàn đã quyết định nộp đơn xin luôn bảo hiểm phi nhân thọ và quỹ đầu tư, bởi các công ty nước ngoài thường mất một vài năm để ổn định một loại hình kinh doanh, Lâm Hải Tuấn nói giọng không giấu được niềm hãnh diện:
“Ông ấy không tìm được một lỗi nhỏ nào trong bộ máy điều hành, cũng như đội ngũ nhân viên và đại diện kinh doanh ở đây, nên mới quyết định nhanh như thế”.
Giải thích tại sao trong chuyến thăm Việt Nam lần này, ông Chủ tịch tập đoàn đã quyết định nộp đơn xin luôn bảo hiểm phi nhân thọ và quỹ đầu tư, bởi các công ty nước ngoài thường mất một vài năm để ổn định một loại hình kinh doanh, Lâm Hải Tuấn nói giọng không giấu được niềm hãnh diện:
“Ông ấy không tìm được một lỗi nhỏ nào trong bộ máy điều hành, cũng như đội ngũ nhân viên và đại diện kinh doanh ở đây, nên mới quyết định nhanh như thế”.
Ông Barry Jacobson, Chủ tịch của ACE Life International nhận xét về anh: “Chúng tôi có thể nói rằng chúng tôi đã có đúng người vào đúng thời điểm ở đây. Tuấn rất hiểu con người và văn hoá Việt Nam bởi anh có thời gian làm việc rất dài và rất thành công với cộng đồng người Việt bên Mỹ.
Anh có một niềm say mê đặc biệt với Việt Nam và muốn làm một điều gì đó thật đặc biệt cho Việt Nam, thông qua những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao phù hợp với người Việt Nam được anh và đội ngũ cộng sự người Việt nghiên cứu rất kỹ. Tập đoàn chúng tôi cũng được hưởng lợi nhờ đó”.
Anh có một niềm say mê đặc biệt với Việt Nam và muốn làm một điều gì đó thật đặc biệt cho Việt Nam, thông qua những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao phù hợp với người Việt Nam được anh và đội ngũ cộng sự người Việt nghiên cứu rất kỹ. Tập đoàn chúng tôi cũng được hưởng lợi nhờ đó”.
Đội ngũ đại diện kinh doanh của ACE hiện nay đã có hơn 600 người làm việc full-time, sau khi được đào tạo bài bản tại một trung tâm đào tạo của công ty, nơi đồng thời cũng là chỗ giao dịch với khách hàng.
Để thực hiện một khối lượng công việc lớn như vậy, trong suốt cả năm vừa rồi người đàn ông độc thân tuổi Dần này đã phải miệt mài làm việc mười mấy tiếng đồng hồ một ngày, đến mức “nhiều khi cơ thể đã rã rời, mà cái đầu vẫn cứ phải tính toán, lo toan” như lời bộc bạch của anh.
“Những phút thư thái nhất của tôi sau một ngày làm việc căng thẳng, thường kéo dài đến 8, 9 giờ tối, là xách xe máy chạy lòng vòng, tận hưởng cái tĩnh lặng của những phố vắng, hít thở bầu không khí của đêm Sài Gòn, trước khi trở về căn hộ tôi thuê ở Sheraton Hotel”, Lâm Hải Tuấn khẽ nói, như với chính mình.
Chỉ có một điều mà ông Chủ tịch Greenberg lo lắng nhất khi ông rời Việt Nam là sức khoẻ của Tuấn, bởi theo ông cứ cường độ làm việc thế này rồi có lúc anh chắc anh không trụ nổi.
“Ông khuyên tôi nếu đã chọn được người tâm đầu ý hợp thì nên sớm lập gia đình để giữ được cân bằng giữa cuộc sống và công việc”, Tuấn kể lại.
Để thực hiện một khối lượng công việc lớn như vậy, trong suốt cả năm vừa rồi người đàn ông độc thân tuổi Dần này đã phải miệt mài làm việc mười mấy tiếng đồng hồ một ngày, đến mức “nhiều khi cơ thể đã rã rời, mà cái đầu vẫn cứ phải tính toán, lo toan” như lời bộc bạch của anh.
“Những phút thư thái nhất của tôi sau một ngày làm việc căng thẳng, thường kéo dài đến 8, 9 giờ tối, là xách xe máy chạy lòng vòng, tận hưởng cái tĩnh lặng của những phố vắng, hít thở bầu không khí của đêm Sài Gòn, trước khi trở về căn hộ tôi thuê ở Sheraton Hotel”, Lâm Hải Tuấn khẽ nói, như với chính mình.
Chỉ có một điều mà ông Chủ tịch Greenberg lo lắng nhất khi ông rời Việt Nam là sức khoẻ của Tuấn, bởi theo ông cứ cường độ làm việc thế này rồi có lúc anh chắc anh không trụ nổi.
“Ông khuyên tôi nếu đã chọn được người tâm đầu ý hợp thì nên sớm lập gia đình để giữ được cân bằng giữa cuộc sống và công việc”, Tuấn kể lại.
Khi nói về vai trò của Việt Kiều trong đầu tư ông Lương Văn Lý, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư TP.HCM đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò họ trong các công ty đa quốc gia, hay các quỹ đầu tư:
“Nhiều anh chị em Việt Kiều làm việc tại nơi đó muốn về Việt Nam làm việc, muốn đóng góp cho đất nước. Họ có thể đóng vai trò rất lớn trong việc thu hút các công ty, tổ chức đó vào đầu tư ở Việt Nam”. |
- Huỳnh Phan (Vietnamnet)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)