VOA Tiếng Việt Cập nhật Thứ Sáu, 09 tháng 7 2010 RSS
Thứ Sáu, 09 tháng 7 2010
Đại sứ Mỹ Peterson: "Không thể đánh giá tình hình nhân quyền của một nước trên chuẩn 100% hài lòng"
Trong tháng 7 này, Hoa Kỳ và Việt Nam kỷ niệm tròn 15 năm ngày bình thường hóa quan hệ song phương sau, kết thúc 20 quan hệ bị gián đoạn kể từ sau cuộc chiến chấm dứt năm 1975. Mười lăm năm bắt tay giữa hai quốc gia cựu thù được đánh giá là đã đạt được những tiến bộ đáng kể và hai nước đang ngày càng xích lại gần nhau hơn. Nhân dịp này, Trà Mi đã có cuộc trao đổi với vị đại sứ Mỹ đầu tiên đặt chân tới Hà Nội sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, một cựu chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam, đại sứ Pete Peterson. Nhắc tới Việt Nam, đại sứ Peterson cho biết nhận xét của ông về hình ảnh Việt Nam ngày nay so với ngày đầu khi ông làm sứ giả đầu tiên của Hoa Kỳ đặt chân tới Hà Nội mười mấy năm về trước:
Đại sứ Pete Peterson: "Việt Nam dĩ nhiên biết rõ các quy ước quốc tế về nhân quyền. Họ phải quyết định xem họ muốn tiến xa và nhanh như thế nào."
Đại sứ Pete Peterson: Các tiến bộ đạt được ở đây thật không thể tưởng tượng nổi, trong đó có các yếu tố về chất lượng cuộc sống và cả những sự thay đổi về bộ mặt kiến trúc lẫn trong quan điểm của người dân. Và thay đổi lớn nhất là vị trí của Việt Nam trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành một đối tác quan trọng trên trường quốc tế.
Trà Mi: Quan hệ Việt-Mỹ đã tiến rất xa kể từ năm 1995 tới nay, nhưng dưới con mắt của vị đại sứ Mỹ đầu tiên tại Hà Nội, theo ông, có những bước đột phá nào quan trọng hoặc có ý nghĩa lịch sử nhất trong mối quan hệ song phương?
Đại sứ Pete Peterson: Điều này thật khó nói. Tôi còn nhớ thời tôi còn làm đại sứ ở đây, tôi đã nói rằng mỗi ngày đều có ý nghĩa lịch sử vì tất cả mọi thứ chúng tôi làm đều là đầu tiên. Cho nên, thật khó nói sự kiện nào có ý nghĩa lịch sử nhất, nhưng rõ ràng có một việc đã mang lại ảnh hưởng tích cực rất lớn. Đó là việc thông qua Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ. Hiệp định này đã tạo cơ hội cho Việt Nam cạnh tranh kinh tế trên trường thế giới và trao đổi mậu dịch đôi bên trong 15 năm qua đã gia tăng đáng kể, đạt mức 15 tỷ đô la năm rồi. Theo tôi, đây là sự kiện đáng chú ý nhất.
Trà Mi: Lúc làm đại sứ Mỹ đầu tiên tại Hà Nội, trọng tâm của ông là gì? Những điểm tương đồng và khác biệt giữa nghị trình làm việc của ông với đại sứ Michael Michalak hiện nay ra sao?
Đại sứ Pete Peterson: Ồ hoàn toàn khác biệt vì nhiệm vụ của tôi là tạo niềm tin và lòng tin, xây dựng nền tảng cho những vị đại sứ tương lai, và tôi cho rằng tôi đã hoàn thành sứ mạng này. Vị đại sứ hiện nay không cần lo lắng gì về những điều này. Ông ta phải nuôi dưỡng và tăng cường mối quan hệ song phương, nhưng ông không phải xây dựng những khối đá nền tảng ban đầu. Chúng tôi trao cho ông ta một nền móng vững chắc. Tôi cho rằng khác biệt giữa công việc của tôi và vị đại sứ đương nhiệm rõ ràng ở chỗ công việc của ông là hướng về tương lai, còn nhiệm vụ của tôi lúc đó là xây dựng cho tương lai và phải chứng minh là những phát biểu của mình là có căn cứ và đáng để cân nhắc.
Trà Mi: Khác biệt trong nghị trình làm việc của hai vị đại sứ Mỹ sau 15 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương đó nói lên điều gì, thưa ông?
Đại sứ Pete Peterson: Nhiệm vụ của hai chúng tôi và những vị đại sứ làm việc trong giữa khoảng thời gian đó đều nhắm đến mục tiêu chính là xây dựng quan hệ vững mạnh. Chúng ta đã trải qua những thăng trầm tiêu biểu trong quan hệ ngoại giao. Các quốc gia đều có những sự khác biệt và chúng cần phải được giải quyết bằng các cuộc trao đổi thẳng thắn mang tính ngoại giao. Đây chính là những gì mà cả tôi và đại sứ Michalak đều đã làm. Thời tôi làm đại sứ, tôi đảm nhiệm việc mở đường và những vị đại sứ sau này, kể cả người đương nhiệm, phải phát triển một cách thức mới để hợp tác và tăng cường quan hệ với Việt Nam.
Trà Mi: Mặc dù quan hệ Việt-Mỹ đạt được nhiều thành tựu đáng kể về mặt kinh tế, mậu dịch, và nhiều lĩnh vực khác nữa, nhưng hai nước vẫn chưa đạt được điểm chung về vấn đề nhân quyền của Việt Nam. Theo ông, có thể làm gì để xóa bỏ cách biệt này một cách hữu hiệu, hơn là những cuộc đối thoại nhân quyền mà nhiều người cho là tới nay vẫn chưa mang lại bước đột phá nào to lớn?
Đại sứ Pete Peterson: Tôi không hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Theo tôi, đã có những bước đột phá, có thể là chưa tới mức như nhiều người mong đợi, bởi vì chúng ta đã sử dụng tiêu chuẩn so sánh không đúng. Anh không thể đánh giá tình hình nhân quyền của một quốc gia trên chuẩn 100% hài lòng. Hoa Kỳ cũng như không một quốc gia nào khác có thể đáp ứng nhu cầu đó. Thang điểm 100% hài lòng về mặt nhân quyền là điều không thể đạt được tại một quốc gia. Cho nên, các cuộc đối thoại và điều mà tôi từng nói lâu nay là chúng ta làm việc để đạt một sự tiến triển, hay nói cách khác, để nhìn thấy những thay đổi tích cực và xây dựng. Luôn luôn có khó khăn, nhưng tôi nghĩ rằng các cuộc đối thoại là đáng giá, và nhìn chung, chúng đã mang lại những tiến bộ. Các tiêu chuẩn đo lường thành tựu trong lĩnh vực này cần phải được điều chỉnh và giảm xuống mức có thể đạt được. Đó là đo lường những tiến bộ so với các mục tiêu đề ra, hơn là đo lường bằng sự hoàn hảo.
Trà Mi: Thế nhưng ngoài ra còn có cách nào hơn thế để có thể xóa bỏ cách biệt và thăng tiến quan hệ song phương Việt-Mỹ hiệu quả hơn không, thưa đại sứ?
Đại sứ Pete Peterson: Việt Nam dĩ nhiên biết rõ các quy ước quốc tế về nhân quyền. Họ phải quyết định xem họ muốn tiến xa và nhanh như thế nào. Chúng tôi có thể khuyến khích họ, nhưng chung cuộc rất khó để một quốc gia này đến một nước kia để rồi áp đặt những tiêu chuẩn yêu cầu nước đó phải đạt được. Tôi biết là chúng ta đang làm điều đó, nhưng những chuẩn mực thật sự chính là những tiêu chuẩn quốc tế, và chính phủ Việt Nam biết rõ những chuẩn mực đó là gì. Những tiến bộ đạt được trong 15 năm qua rất quan trọng. Khi tôi đến Việt Nam làm đại sứ, các cơ sở hành đạo tại gia hoàn toàn bị cấm và tôi đã rất khó khăn đương đầu với việc này. Giờ đây, nhiều cơ sở được cho phép hoạt động và nhiều áp lực đã được dỡ bỏ. Tóm lại, Việt Nam đã có những tiến bộ. Theo tôi, sẽ là điều thiển cận khi nói rằng: “Nước anh chưa hoàn hảo, nên tôi sẽ không nói chuyện với anh.” Ngược lại, nên nói rằng “Để chúng tôi giúp anh tìm cách cải thiện nhân quyền, tuân thủ với các tiêu chuẩn quốc tế, và cùng với thời gian, chúng ta sẽ đạt được điều này.” Nếu chúng ta tiếp tục như vậy thì cuối cùng sẽ đạt được mục tiêu.
Trà Mi: Ngoài ra, theo ông đại sứ, còn những trở ngại nào trong mối quan hệ song phương Việt-Mỹ?
Đại sứ Pete Peterson: Theo tôi, những di sản chiến tranh vẫn còn là những trở ngại, như vấn đề chất da cam hay vấn đề mìn bẫy sót lại sau cuộc chiến. Ngoài ra còn những phức tạp về thương mại như trong lĩnh vực dệt may, tôm, hay cá da trơn. Chúng ta phải xử lý các vấn đề này một cách chuyên nghiệp hơn. Nếu chúng ta xử lý một cách hoàn hảo trên tinh thần ngoại giao và tôn trọng lẫn nhau, tôi nghĩ rằng sẽ tìm ra giải pháp.
Trà Mi: Mối bang giao hữu hảo và chặt chẽ với Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với chính phủ Hoa Kỳ, thưa đại sứ?
Đại sứ Pete Peterson: Hoa Kỳ đang hướng tới một mối quan hệ mang lại hòa bình, thịnh vượng, và ổn định cho khu vực. Đây là một trong những mục tiêu của chúng tôi. Các mục tiêu khác bao gồm việc đảm bảo rằng Hoa Kỳ có mối quan hệ thương mại tốt đẹp với Việt Nam để giới thiệu hàng hóa Mỹ với thị trường này. Chúng tôi muốn Việt Nam trở thành một đối tác hòa bình và mong Việt Nam hòa nhập hơn với các tổ chức quốc tế. Tóm lại, mối quan hệ song phương có lợi cho cả đôi bên. Điều kiện để có được bang giao tốt đẹp dựa trên cơ sở cả đôi bên đều có lợi bình đẳng ngang nhau.
Trà Mi: Nhân ông đại sứ nhắc tới khái niệm “khu vực”, giữa lúc Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng đối với khu vực, cũng như với Việt Nam, nhiều người cho rằng Hoa Kỳ nên “gần gũi hơn nữa” với Việt Nam. Ý kiến của ông thế nào?
Đại sứ Pete Peterson: Vấn đề là nước Mỹ phải gần gũi hơn đối với tất cả các nước trong khu vực, không chỉ Việt Nam. Thật ra, một mối quan hệ tốt giữa Mỹ với Trung Quốc hay bất kỳ nước ASEAN nào đều có lợi cho sự phát triển quan hệ Việt-Mỹ. Cho nên, tôi không cho là Mỹ nên gần gũi với một nước này mà không cần một nước khác. Tôi nghĩ nếu Hoa Kỳ có thể có mối quan hệ tốt với tất cả các đối tác mà Việt Nam có quan hệ thì tất cả các bên đều có lợi.
Trà Mi: Quan hệ Việt-Mỹ đã tiến rất xa kể từ năm 1995 tới nay, nhưng dưới con mắt của vị đại sứ Mỹ đầu tiên tại Hà Nội, theo ông, có những bước đột phá nào quan trọng hoặc có ý nghĩa lịch sử nhất trong mối quan hệ song phương?
Đại sứ Pete Peterson: Điều này thật khó nói. Tôi còn nhớ thời tôi còn làm đại sứ ở đây, tôi đã nói rằng mỗi ngày đều có ý nghĩa lịch sử vì tất cả mọi thứ chúng tôi làm đều là đầu tiên. Cho nên, thật khó nói sự kiện nào có ý nghĩa lịch sử nhất, nhưng rõ ràng có một việc đã mang lại ảnh hưởng tích cực rất lớn. Đó là việc thông qua Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ. Hiệp định này đã tạo cơ hội cho Việt Nam cạnh tranh kinh tế trên trường thế giới và trao đổi mậu dịch đôi bên trong 15 năm qua đã gia tăng đáng kể, đạt mức 15 tỷ đô la năm rồi. Theo tôi, đây là sự kiện đáng chú ý nhất.
Trà Mi: Lúc làm đại sứ Mỹ đầu tiên tại Hà Nội, trọng tâm của ông là gì? Những điểm tương đồng và khác biệt giữa nghị trình làm việc của ông với đại sứ Michael Michalak hiện nay ra sao?
Đại sứ Pete Peterson: Ồ hoàn toàn khác biệt vì nhiệm vụ của tôi là tạo niềm tin và lòng tin, xây dựng nền tảng cho những vị đại sứ tương lai, và tôi cho rằng tôi đã hoàn thành sứ mạng này. Vị đại sứ hiện nay không cần lo lắng gì về những điều này. Ông ta phải nuôi dưỡng và tăng cường mối quan hệ song phương, nhưng ông không phải xây dựng những khối đá nền tảng ban đầu. Chúng tôi trao cho ông ta một nền móng vững chắc. Tôi cho rằng khác biệt giữa công việc của tôi và vị đại sứ đương nhiệm rõ ràng ở chỗ công việc của ông là hướng về tương lai, còn nhiệm vụ của tôi lúc đó là xây dựng cho tương lai và phải chứng minh là những phát biểu của mình là có căn cứ và đáng để cân nhắc.
Trà Mi: Khác biệt trong nghị trình làm việc của hai vị đại sứ Mỹ sau 15 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương đó nói lên điều gì, thưa ông?
Đại sứ Pete Peterson: Nhiệm vụ của hai chúng tôi và những vị đại sứ làm việc trong giữa khoảng thời gian đó đều nhắm đến mục tiêu chính là xây dựng quan hệ vững mạnh. Chúng ta đã trải qua những thăng trầm tiêu biểu trong quan hệ ngoại giao. Các quốc gia đều có những sự khác biệt và chúng cần phải được giải quyết bằng các cuộc trao đổi thẳng thắn mang tính ngoại giao. Đây chính là những gì mà cả tôi và đại sứ Michalak đều đã làm. Thời tôi làm đại sứ, tôi đảm nhiệm việc mở đường và những vị đại sứ sau này, kể cả người đương nhiệm, phải phát triển một cách thức mới để hợp tác và tăng cường quan hệ với Việt Nam.
Trà Mi: Mặc dù quan hệ Việt-Mỹ đạt được nhiều thành tựu đáng kể về mặt kinh tế, mậu dịch, và nhiều lĩnh vực khác nữa, nhưng hai nước vẫn chưa đạt được điểm chung về vấn đề nhân quyền của Việt Nam. Theo ông, có thể làm gì để xóa bỏ cách biệt này một cách hữu hiệu, hơn là những cuộc đối thoại nhân quyền mà nhiều người cho là tới nay vẫn chưa mang lại bước đột phá nào to lớn?
Đại sứ Pete Peterson: Tôi không hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Theo tôi, đã có những bước đột phá, có thể là chưa tới mức như nhiều người mong đợi, bởi vì chúng ta đã sử dụng tiêu chuẩn so sánh không đúng. Anh không thể đánh giá tình hình nhân quyền của một quốc gia trên chuẩn 100% hài lòng. Hoa Kỳ cũng như không một quốc gia nào khác có thể đáp ứng nhu cầu đó. Thang điểm 100% hài lòng về mặt nhân quyền là điều không thể đạt được tại một quốc gia. Cho nên, các cuộc đối thoại và điều mà tôi từng nói lâu nay là chúng ta làm việc để đạt một sự tiến triển, hay nói cách khác, để nhìn thấy những thay đổi tích cực và xây dựng. Luôn luôn có khó khăn, nhưng tôi nghĩ rằng các cuộc đối thoại là đáng giá, và nhìn chung, chúng đã mang lại những tiến bộ. Các tiêu chuẩn đo lường thành tựu trong lĩnh vực này cần phải được điều chỉnh và giảm xuống mức có thể đạt được. Đó là đo lường những tiến bộ so với các mục tiêu đề ra, hơn là đo lường bằng sự hoàn hảo.
Trà Mi: Thế nhưng ngoài ra còn có cách nào hơn thế để có thể xóa bỏ cách biệt và thăng tiến quan hệ song phương Việt-Mỹ hiệu quả hơn không, thưa đại sứ?
Đại sứ Pete Peterson: Việt Nam dĩ nhiên biết rõ các quy ước quốc tế về nhân quyền. Họ phải quyết định xem họ muốn tiến xa và nhanh như thế nào. Chúng tôi có thể khuyến khích họ, nhưng chung cuộc rất khó để một quốc gia này đến một nước kia để rồi áp đặt những tiêu chuẩn yêu cầu nước đó phải đạt được. Tôi biết là chúng ta đang làm điều đó, nhưng những chuẩn mực thật sự chính là những tiêu chuẩn quốc tế, và chính phủ Việt Nam biết rõ những chuẩn mực đó là gì. Những tiến bộ đạt được trong 15 năm qua rất quan trọng. Khi tôi đến Việt Nam làm đại sứ, các cơ sở hành đạo tại gia hoàn toàn bị cấm và tôi đã rất khó khăn đương đầu với việc này. Giờ đây, nhiều cơ sở được cho phép hoạt động và nhiều áp lực đã được dỡ bỏ. Tóm lại, Việt Nam đã có những tiến bộ. Theo tôi, sẽ là điều thiển cận khi nói rằng: “Nước anh chưa hoàn hảo, nên tôi sẽ không nói chuyện với anh.” Ngược lại, nên nói rằng “Để chúng tôi giúp anh tìm cách cải thiện nhân quyền, tuân thủ với các tiêu chuẩn quốc tế, và cùng với thời gian, chúng ta sẽ đạt được điều này.” Nếu chúng ta tiếp tục như vậy thì cuối cùng sẽ đạt được mục tiêu.
Trà Mi: Ngoài ra, theo ông đại sứ, còn những trở ngại nào trong mối quan hệ song phương Việt-Mỹ?
Đại sứ Pete Peterson: Theo tôi, những di sản chiến tranh vẫn còn là những trở ngại, như vấn đề chất da cam hay vấn đề mìn bẫy sót lại sau cuộc chiến. Ngoài ra còn những phức tạp về thương mại như trong lĩnh vực dệt may, tôm, hay cá da trơn. Chúng ta phải xử lý các vấn đề này một cách chuyên nghiệp hơn. Nếu chúng ta xử lý một cách hoàn hảo trên tinh thần ngoại giao và tôn trọng lẫn nhau, tôi nghĩ rằng sẽ tìm ra giải pháp.
Trà Mi: Mối bang giao hữu hảo và chặt chẽ với Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với chính phủ Hoa Kỳ, thưa đại sứ?
Đại sứ Pete Peterson: Hoa Kỳ đang hướng tới một mối quan hệ mang lại hòa bình, thịnh vượng, và ổn định cho khu vực. Đây là một trong những mục tiêu của chúng tôi. Các mục tiêu khác bao gồm việc đảm bảo rằng Hoa Kỳ có mối quan hệ thương mại tốt đẹp với Việt Nam để giới thiệu hàng hóa Mỹ với thị trường này. Chúng tôi muốn Việt Nam trở thành một đối tác hòa bình và mong Việt Nam hòa nhập hơn với các tổ chức quốc tế. Tóm lại, mối quan hệ song phương có lợi cho cả đôi bên. Điều kiện để có được bang giao tốt đẹp dựa trên cơ sở cả đôi bên đều có lợi bình đẳng ngang nhau.
Trà Mi: Nhân ông đại sứ nhắc tới khái niệm “khu vực”, giữa lúc Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng đối với khu vực, cũng như với Việt Nam, nhiều người cho rằng Hoa Kỳ nên “gần gũi hơn nữa” với Việt Nam. Ý kiến của ông thế nào?
Đại sứ Pete Peterson: Vấn đề là nước Mỹ phải gần gũi hơn đối với tất cả các nước trong khu vực, không chỉ Việt Nam. Thật ra, một mối quan hệ tốt giữa Mỹ với Trung Quốc hay bất kỳ nước ASEAN nào đều có lợi cho sự phát triển quan hệ Việt-Mỹ. Cho nên, tôi không cho là Mỹ nên gần gũi với một nước này mà không cần một nước khác. Tôi nghĩ nếu Hoa Kỳ có thể có mối quan hệ tốt với tất cả các đối tác mà Việt Nam có quan hệ thì tất cả các bên đều có lợi.
Tôi muốn nhìn thấy hai quốc gia Việt-Mỹ gầy dựng được lòng tin vững chắc đến mức có thể vượt qua bất kỳ mâu thuẫn nào có thể xảy ra. Mâu thuẫn là một việc tự nhiên trong quan hệ ngoại giao. Hoa Kỳ làm bạn với Pháp hàng trăm năm, nhưng đôi bên vẫn có mâu thuẫn. Ngoài ra, tôi mong muốn hai nước có được mối quan hệ có lợi bình đẳng cho cả đôi bên về mặt kinh tế, chất lượng cuộc sống, và vấn đề nhân quyền được hai bên tôn trọng. Tôi mong Việt Nam sẽ là đối tác của Mỹ trong nhiều lĩnh vực, và nếu đôi bên làm được điều này sẽ mang lại nhiều điều tích cực cho cả khu vực nói chung.
Trà Mi: Tuy nhiên, phía chính phủ Việt Nam cho rằng để tăng cường mối quan hệ song phương Việt-Mỹ, Hoa Kỳ nên lắng nghe nhiều hơn và bớt áp đặt. Quan điểm của đại sứ thế nào?
Đại sứ Pete Peterson: Chúng ta luôn nghe thấy điều này, phải không? Bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ nói điều tương tự như thế, không riêng gì Việt Nam. Thật ra trong hội nghị vừa qua với phía Việt Nam, chúng tôi cũng nghe rằng sẽ tốt hơn nhiều nếu tất cả các quốc gia đều bớt áp đặt và lắng nghe nhiều hơn. Tôi đoán rằng Hoa Kỳ có thể rút ra được điều gì đó từ đề nghị này. Theo tôi, các nước có lắng nghe đó chứ, nhưng các chính sách của họ xuất phát từ những mối quan tâm của quốc gia. Hoa Kỳ và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tôi không cho điều này là bất thường hay đòi hỏi quá cao.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn đại sứ Pete Peterson đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Trà Mi: Tuy nhiên, phía chính phủ Việt Nam cho rằng để tăng cường mối quan hệ song phương Việt-Mỹ, Hoa Kỳ nên lắng nghe nhiều hơn và bớt áp đặt. Quan điểm của đại sứ thế nào?
Đại sứ Pete Peterson: Chúng ta luôn nghe thấy điều này, phải không? Bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ nói điều tương tự như thế, không riêng gì Việt Nam. Thật ra trong hội nghị vừa qua với phía Việt Nam, chúng tôi cũng nghe rằng sẽ tốt hơn nhiều nếu tất cả các quốc gia đều bớt áp đặt và lắng nghe nhiều hơn. Tôi đoán rằng Hoa Kỳ có thể rút ra được điều gì đó từ đề nghị này. Theo tôi, các nước có lắng nghe đó chứ, nhưng các chính sách của họ xuất phát từ những mối quan tâm của quốc gia. Hoa Kỳ và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tôi không cho điều này là bất thường hay đòi hỏi quá cao.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn đại sứ Pete Peterson đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét