Ngày khai trường không dành cho trẻ lang thang cơ nhỡ
Nhân ngày khai trường, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã gián tiếp đặt ra cho 19 triệu học sinh cả nước một câu hỏi lớn: "Các em học để làm gì, nói tôi biết?" Thế nhưng, có những trẻ em, ngoài con số 19 triệu đó, lại không thể có cơ hội suy nghĩ về câu hỏi đó. Đó là những trẻ lang thang, cơ nhỡ mà chuyện sống được qua ngày mới là câu hỏi lớn nhất.
LTS: Thế là học sinh trên cả nước lại bước vào một năm học mới. Với cả sự háo hức gặp lại bạn bè, thầy cô, và những điều mới mẻ, xen lẫn chút nuối tiếc một kỳ nghỉ hè thoải mái, vô tư lự.
Nhân ngày khai trường, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, thông qua học sinh trường Việt - Đức (đây là trường PTTH ở Hà Nội, chứ không phải trường đại học ở TP HCM do ông làm Chủ tịch HĐQT) đã gián tiếp đặt ra cho 19 triệu học sinh cả nước một câu hỏi lớn: "Các em học để làm gì, nói tôi biết?"
Đó là một câu hỏi không dễ trả lời. Nhất là khi ngay cả các nhà hoạch định chính sách và quản lý giáo dục, cũng như các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh, vẫn băn khoăn với câu hỏi "triết lý giáo dục của Việt Nam là gì?".
Thế rồi, Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân đã chia sẻ câu chuyện của buổi lễ khai giảng vùng cao: "Các em học sinh 5 tuổi vừa nhận được kẹo từ tay chúng tôi đã bỏ ngay vào miệng nhai ngon lành mà không bóc vỏ kẹo. Các em chưa được ăn kẹo bao giờ. Nước ta còn cả những nơi nghèo khó đến vậy..."
Thế nhưng, ngay tại những đô thị lớn bậc nhất Việt Nam lại vẫn có những trẻ em còn nghèo khó hơn cả học sinh vùng cao. Chúng thậm chí không cơ hội đến trường để bỏ ngay "cái kẹo chưa bóc vỏ" từ tay Phó Thủ tướng vào miệng, nói gì đến việc suy nghĩ về câu hỏi của ông. Đó là những trẻ lang thang, cơ nhỡ, mà chuyện sống được qua ngày luôn là câu hỏi lớn nhất.
Nhân dịp ngày khai trường, Tuần Việt Nam xin được đăng lại bài viết của phóng viên Huỳnh Phan, đã đăng trên Báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 22.8.2008, về một bộ phim tài liệu do hãng NDN (Nhật Bản) thực hiện tại Sài Gòn, nơi ông Nguyễn Thiện Nhân từng làm phó chủ tịch thường trực trước khi ra trung ương.
Bộ phim kể về ước mơ tới trường của Phượng, một trong số không ít trẻ lang thang cơ nhỡ mà dường như không cơ quan tổ chức nào của chính phủ Việt Nam có con số thống kê. Đó là một em bé mới 8 tuổi đi bán vé số để tự kiếm sống, và phụ giúp cha mẹ nuôi các em nhỏ của mình.
Bộ phim được thực hiện nhằm mục đích quyên góp một phần tiền "quà vặt" của các em học sinh Nhật Bản, cũng như cha mẹ các em, cho những bạn như Phượng có thể tiếp cận cái chữ...
Các nhà làm phim NDN đã không có tham vọng đặt ra một câu hỏi lớn và sâu sắc như vị lãnh đạo chính phủ Việt Nam. Câu hỏi của đạo diễn bộ phim chỉ đơn giản là: "Tại sao ở một nước đã công bố hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học như Việt Nam, vẫn có những trẻ em không được đến trường?"
Sở dĩ chúng tôi cho rằng câu chuyện này vẫn còn giữ tính thời sự của nó, bởi vì, ngoài chiều hướng đi xuống của nền kinh tế trong mấy năm qua, những nỗ lực được công bố của ngành giáo dục dường như cũng không nhằm vào mục tiêu này.
Một năm học mới lại bắt đầu. Các phụ huynh lại tất bật đưa con em đến trường.
Nhưng cha mẹ của Phượng, nhân vật chính trong bộ phim tài liệu về trẻ em lang thang của công ty truyền thông Telecomstaff của Nhật Bản, lại không có được niềm vui như vậy. Cặp vợ chồng trẻ này (chồng 29 tuổi, vợ 25 tuổi), ngụ tại một khu "ổ chuột" ở quận 2, hàng ngày phải đi bán vé số đến tận đêm để duy trì gia đình có tới bảy miệng ăn.
Phượng, cô con gái đầu, năm nay lên 8 tuổi, cũng phải đi bán vé số để phụ giúp cha mẹ nuôi bốn đứa em, đứa bé nhất giờ mới tám tháng tuổi.
"Tuy không bao giờ nhầm lẫn khi thu tiền, hay thối lại tiền cho khách mua vé số, nhưng Phượng chỉ biết đọc các con số từ 1 đến 10, còn bảo đọc hai chữ số là cô bé bẽn lẽn cười trừ", Trần Huy Công, đại diện NDN (hãng sản xuất chương trình truyền hình Nhật Bản) tại Hà Nội, người tham gia chương trình này, kể lại.
"Tuy không bao giờ nhầm lẫn khi thu tiền, hay thối lại tiền cho khách mua vé số, nhưng Phượng chỉ biết đọc các con số từ 1 đến 10, còn bảo đọc hai chữ số là cô bé bẽn lẽn cười trừ", Trần Huy Công, đại diện NDN (hãng sản xuất chương trình truyền hình Nhật Bản) tại Hà Nội, người tham gia chương trình này, kể lại.
Những giây phút hiếm hoi được trở lại thành trẻ con của cô bé 8 tuổi.
|
Lịch trình quen thuộc hàng ngày của cô bé là rời nhà khoảng 10h sáng, qua phà Thủ Thiêm, đi bộ đến chợ Xóm Chiếu (quận 4) để bán vé số. Đến trước 4h30 chiều là phải có mặt ở trước cửa tiệm bánh mì Như Lan, đường Hàm Nghi, để giao tiền và vé thừa cho cha cô. Chơi quanh quẩn ở đó đến 5h30, cô bé lại được giao những tờ photocopy kết quả và những tập vé số của ngày hôm sau. Phượng lại tiếp tục đi rao bán vé số ở khu vực đó cho đến 11h rồi tất tả chạy ra bến phà cho kịp chuyến cuối lúc 11h30 đêm.
"Khi chúng tôi dẫn Phượng đi siêu thị, thấy cháu ngẩn ngơ nhìn những bộ đồng phục học sinh, đi qua rồi còn ngoái lại nhìn. Mắt cháu sáng lên khi vào hiệu sách, khi nhìn thấy những cuốn sách lớp 1. Vẻ háo hức hồn nhiên bỗng nhiên trở lại trên khuôn mặt sạm nắng gió và già trước tuổi", Trần Huy Công nói tiếp.
Trần Huy Công cho biết thêm rằng những khoảnh khắc đó đều được ghi lại trong chương trình truyền hình Tấm lòng vàng 100 yen, dự kiến sẽ phát trên Tokyo TV từ 21 - 23h ngày 27.8.2008. Ngoài Việt Nam, các nhà làm phim còn tiến hành quay ở những khu vực khó khăn khác trên thế giới như một nước ở châu Phi và Afghanistan.
Theo những người thực hiện chương trình này, hàng năm trên thế giới có khoảng 100 triệu trẻ em không được đi học, có khoảng 250 triệu lao động là trẻ em, và cũng có hơn 100 triệu trẻ em lang thang cơ nhỡ. Trong khi đó, hàng ngày người Nhật đang tiêu tốn một số lượng lớn tiền bạc. Liệu rằng họ có thể bỏ ra 1% trong số đó, hay 100 yen, bằng một ly nước ngọt, để làm thay đổi cuộc sống của trẻ em đang gặp khó khăn trên thế giới, những người làm chương trình đặt vấn đề.
Theo Trần Huy Công, mỗi nước có một đặc thù riêng. Nếu ở nước châu Phi là câu chuyện của trẻ em bị mắc một căn bệnh do sự nghèo đói và điều kiện vệ sinh kém, ở Afganistan là câu chuyện về hậu quả của cuộc chiến tranh đối với trẻ em, thì ở Việt Nam đó là câu chuyện mang màu sắc xã hội. Đó là câu chuyện của khoảng cách giàu nghèo.
"Có một điều khá thú vị ở nhân vật Phượng là cô bé mù chữ này hàng ngày vẫn đi bán cái 'hy vọng đổi đời' - cách giải thích phổ biến nhất cho thói quen mua vé số của nhiều người Việt Nam", Trần Huy Công nói.
Trần Huy Công kể lại, trong quá trình thực hiện bộ phim (kể cả quá trình đi tiền trạm) trong khoảng ba tuần, ngày nào đạo diễn Moriyama Hiroaki cũng đặt ra với ông những câu hỏi: "Việt Nam công bố rằng đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, mà tại sao trẻ em lang thang, cơ nhỡ ở Việt Nam vẫn chưa được đến trường? Làm sao để chúng được đến trường?"
Và Moriyama Hiroaki lấy ngay trường hợp của bé Phượng làm ví dụ.
"Một ngày trung bình cô bé bán được 100 vé số loại 5.000 đồng/vé, tức là thu nhập hàng tháng của cô bé là 1,5 triệu đồng, trừ tiền ăn ra phải đủ tiền đóng học phí chứ", vị đạo diễn này lập luận.
"Một ngày trung bình cô bé bán được 100 vé số loại 5.000 đồng/vé, tức là thu nhập hàng tháng của cô bé là 1,5 triệu đồng, trừ tiền ăn ra phải đủ tiền đóng học phí chứ", vị đạo diễn này lập luận.
"Tôi phải giải thích đi giải thích lại rằng, thứ nhất, nếu bé Phượng được đến trường, ai sẽ kiếm ra khoản thu nhập 1,5 triệu đồng/tháng để lo tiền ăn tiền học cho cháu, cũng như tiền giúp bố mẹ cháu nuôi bốn đứa em.
Thứ hai, muốn đến trường, theo qui định, phải có đăng ký hộ khẩu, mà nhà cô bé này lấy đâu ra hộ khẩu, khi cha cô bé cũng là trẻ lang thang từ Tiền Giang lên, còn mẹ cô bé cũng vốn là trẻ lang thang ở đất Sài Gòn.
Hơn nữa, bé Phượng, tuy lang thang kiếm sống, vẫn còn có cha mẹ, nhưng còn nhiều những đứa trẻ khác không cha mẹ, ngủ ghế đá công viên, gầm cầu, thì thậm chí đến giấy khai sinh còn chẳng có, trường nào nhận vào học", Trần Huy Công thuật lại.
Thứ hai, muốn đến trường, theo qui định, phải có đăng ký hộ khẩu, mà nhà cô bé này lấy đâu ra hộ khẩu, khi cha cô bé cũng là trẻ lang thang từ Tiền Giang lên, còn mẹ cô bé cũng vốn là trẻ lang thang ở đất Sài Gòn.
Hơn nữa, bé Phượng, tuy lang thang kiếm sống, vẫn còn có cha mẹ, nhưng còn nhiều những đứa trẻ khác không cha mẹ, ngủ ghế đá công viên, gầm cầu, thì thậm chí đến giấy khai sinh còn chẳng có, trường nào nhận vào học", Trần Huy Công thuật lại.
Mori Shita đang dạy Phượng tập viết tên mình
|
Tuy bộ phim chưa được phát, nhưng ngày 19.8 vừa rồi, Trần Huy Công đã nhận được email từ phía Nhật thông báo rằng bước đầu đã có 164 học sinh trường tiểu học Kotfudai San-iku, những em đã được tham khảo về ý tưởng xây dựng nhân vật Phượng, trong số sáu nhân vật được đạo diễn tuyển chọn, đóng góp mỗi em 100 yen giúp đỡ các bạn khó khăn ở Việt Nam.
Những người thực hiện chương trình hy vọng, sau khi bộ phim được phát, nhất là từ sau ngày 1.9, khi năm học mới bắt đầu ở Nhật Bản, họ sẽ nhận được nhiều tiền quyên góp từ các em học sinh, cũng như cha mẹ chúng.
Những người thực hiện chương trình hy vọng, sau khi bộ phim được phát, nhất là từ sau ngày 1.9, khi năm học mới bắt đầu ở Nhật Bản, họ sẽ nhận được nhiều tiền quyên góp từ các em học sinh, cũng như cha mẹ chúng.
Với riêng Phượng, nhóm làm phim đã mua tặng sách vở, bút, và một chiếc bàn học Xuân Hoà. Bộ đồng phục mà em thích, họ không dám tặng... Đằng nào em cũng chẳng được đến trường!
Thay vào đó, Phượng được các nhà làm phim gửi gắm vào học theo chương trình chăm sóc trẻ em đường phố Thảo Đàn dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, ngay tại công viên bờ sông Bạch Đằng. Vào chiều thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, em và các bạn cùng hoàn cảnh khác sẽ được các anh các chị tình nguyện viên dạy chữ, dạy toán, và cả dạy hát nữa.
Nhưng điều Phượng thích nhất là lần đầu tiên em đã viết được tên của mình, do chính người dẫn chương trình Mori Shita, ngồi cầm tay em dạy em viết ngay trên vỉa hè trước cửa tiệm bánh mì Như Lan.
Khi chia tay nhóm làm phim, Phượng nói với Mori Shita: "Em sẽ cố học viết để viết thư cho chị". Mori Shita đã khóc.
Khi chia tay nhóm làm phim, Phượng nói với Mori Shita: "Em sẽ cố học viết để viết thư cho chị". Mori Shita đã khóc.
Về phần mình, Shita đã nói với Trần Huy Công: "Thu xếp xong công việc, tôi sẽ nhanh chóng quay trở lại Việt Nam. Ở đây, tôi đã có một người bạn nhỏ."
"Nghĩ đi nghĩ lại, anh đạo diễn Nhật kia hoàn toàn có lý. Một nước đã công bố phổ cập giáo dục tiểu học rồi, mà tại sao trẻ em lang thang cơ nhỡ vẫn không được đến trường nhỉ?", đến lượt Trần Huy Công lại day dứt với câu hỏi này.
- Theo SGTT