Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

Đã có một tuyên bố quan trọng từ WTO

Thứ sáu, 20 Tháng một 2006, 17:16 GMT+7Đ


Đã có một tuyên bố quan trọng từ WTO

Da co mot tuyen bo quan trong tu WTO
Bà Dorothy Dwoskin và Barbara Weisel tại buổi họp báo hôm 18/1
Trao đổi lại với VietNamNet về “một tuyên bố quan trọng vào cuối tuần tới” như tiên liệu của mình, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, Thomas O’Dore nói: "Tuyên bố quan trọng này chứa đựng hai điểm: Hai bên đã đạt được rất nhiều tiến bộ trong việc thu hẹp khoảng cách và phái đoàn đại diện thương mại Mỹ (USTR) sẽ không "say good-bye" sau khi đã ký kết được thoả thuận song phương".
Sự "linh hoạt" bất ngờ
Theo ông O’Dore tại cuộc gặp riêng với các thành viên của Amcham sau buổi họp báo, thông báo của Trưởng đoàn USTR về các tiến bộ đạt được đã làm hài lòng đa số các doanh nghiệp Mỹ đại diện của các lĩnh vực có liên quan đến đàm phán. “Chỉ có một, hai lĩnh vực cho đến thời điểm này là chưa “happy” thôi”, ông O’Dore cho biết, trước khi từ chối nêu tên cụ thể vì phải giữ cam kết với USTR.
Theo nguồn tin đàm phán, tuy không thu hẹp khoảng cách nhanh tới mức mà bà Trưởng đoàn Mỹ Dorothy Dwoskin diễn tả bằng khoảng cách giữa hai bàn tay (mà người phiên dịch “nhanh mắt” đã “diễn Nôm” với những con số 20 cm khi bắt đầu và 2 cm khi kết thúc), hai bên thực sự đã hoàn tất 70% khối lượng công việc liên quan đến quan hệ thương mại song phương, tuy tiến bộ ở từng lĩnh vực cụ thể có khác nhau.
(Bình luận về động tác này của bà Trưởng đoàn Mỹ tại cuộc họp báo, một chuyên gia đàm phán có nhận xét rằng có lẽ phía Mỹ cũng bị bất ngờ về sự “linh hoạt” trong quan điểm đàm phán của phía Việt Nam lần này, tới mức mà theo như họ đã phải huỷ bỏ phần đàm phán về lĩnh vực ô tô vào tối thứ Ba với lý do... phải làm báo cáo gấp về nước liên quan
Ông Thomas O’Dore: “Tuyên bố quan trọng này chứa đựng hai điểm: Thứ nhất, như anh đã biết, hai bên đã đạt được rất nhiều tiến bộ trong việc thu hẹp khoảng cách, và, thứ hai, chắc các bạn chưa biết, USTR sẽ cố hết sức để ủng hộ Việt Nam nhanh chóng kết thúc đàm phán đa phương, chứ không “say good-bye" sau khi đã ký kết được thỏa thuận song phương”.
đến tiến độ?)
Những lĩnh vực được coi là có tiến triển nhanh nhất bao gồm hàng hóa (thuế và phi thuế) và tiếp cận thị trường trong các lĩnh vực dịch vụ vốn “nhạy cảm” đối với Việt Nam như viễn thông và tài chính (chứng khoán, bảo hiểm và ngân hàng).
Trong khi đó, ở nội dung đa phương như sở hữu trí tuệ, thương quyền, trợ cấp (nông nghiệp và công nghiệp), cũng như vấn đề doanh nghiệp nhà nước (được yêu cầu phải hoạt động theo đúng nguyên tắc thị trường), hai bên mới dừng ở mức trao đổi để tăng cường hiểu biết lẫn nhau.
Mỹ ủng hộ Việt Nam trong đàm phán đa phương?
Trong phát biểu ngắn thông báo về kết quả đàm phán tại cuộc họp báo, bà Dorothy Dwoskin đã nói: “Chúng tôi đặc biệt được khích lệ bởi sự tích cực của Quốc hội (Việt Nam) trong việc thông qua nhiều đạo luật để Việt Nam có thể gia nhập hệ thống các qui định của WTO. Hiện chúng tôi đang xem xét các luật này một cách kỹ lưỡng”.
Trong số ba trọng tâm mà đoàn đàm phán của USTR tập trung lần này (bao gồm tự do hóa, giải pháp trọn gói và hệ thống luật pháp), theo ông O’Dore, vấn đề cuối cùng đã thể hiện thiện chí của phía Mỹ trong việc hỗ trợ Việt Nam kết thúc đàm phán đa phương.
“Theo những thông tin tôi có được từ USTR, cho đến thời điểm kết thúc mọi thứ, kể cả PNTR và đàm phán đa phương, càng nhiều điều phù hợp với quy định của WTO được đưa vào trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam thì càng tốt, nhưng không nhất thiết là phải đáp ứng đầy đủ. Thà làm chậm mà hoàn chỉnh còn hơn là vì sức ép thời gian mà làm vội vàng, hình thức”, ông O’Dore nói.
Tuy nhiên, trong một lĩnh vực khác liên quan đến đàm phán đa phương là vấn đề trợ cấp, phía Mỹ đã yêu cầu phía Việt Nam phải tự chỉ ra những hình thức trợ cấp trái với các hiệp định của WTO, chứ không nói rõ Việt Nam phải xóa bỏ những hình thức trợ cấp nào.
“Yêu cầu này thực sự làm khó cho Việt Nam, bởi nếu phía Mỹ chỉ ra cụ thể, ta có thể thương lượng với họ theo nguyên tắc cả gói. Chứ như thế này, biết bao nhiêu cho đủ”, chuyên gia đàm phán trên bình luận.
Những động thái ngoài bàn đàm phán
Việc USTR cử đoàn đàm phán sang Việt Nam chỉ vài tuần sau khi tỏ ý đánh giá thấp bản chào mới của phía Việt Nam tại Hội nghị Bộ trưởng WTO tại Hồng Kông giữa tháng 12 vừa rồi, dễ làm người ta liên tưởng tới một tác động chính trị nào đó, sự thể hiện lời hứa “sẵn sàng ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO” của Tổng thống George Bush, tất nhiên, trong một bối cảnh thuận lợi hơn cả từ hai phía.
Về phía Mỹ, những lời thông báo của Trợ lý Ngoại trưởng Chritopher Hill tại cuộc họp báo vào cuối tuần trước như: ”Hai bên đã trao đổi về Hội nghị Đông Á, về quan hệ song phương của từng nước với Trung Quốc, hay Hoa Kỳ coi Việt Nam là một đối tác trong khu vực...” chắc hẳn đã hàm ý về sự quan tâm của Mỹ đến những mối quan hệ hiện đang “nhạy cảm” này, và một vai trò nhất định nào đó của Việt Nam.
Hơn nữa, việc “bất đắc dĩ” trở thành một “rào cản” quan trọng cuối cùng trong nỗ lực tham gia một “sân chơi chung” của nước chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh APEC, nơi Hoa Kỳ muốn củng cố vị thế của mình, chắc chắn cũng không phải là điều mà chính quyền của Tổng thống Bush mong muốn. Ít nhất là “trong một năm đầy tham vọng trong quan hệ giữa hai nước”, như lời phát biểu của Trợ lý Ngoại trưởng Chistopher Hill.
Phía Việt Nam, lời “kêu cứu” của Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển về tình trạng các bộ ngành tham gia đàm phán đều có phương án riêng mà Trưởng đoàn không biết, rõ ràng đã khiến Chính phủ phải thể hiện sự kiên quyết hơn trong việc xác định lập trường đàm phán thống nhất.
Phó thủ tướng Vũ Khoan, trong buổi trả lời phỏng vấn báo Asahi (Nhật Bản) ít ngày trước khi vòng đàm phán diễn ra, đã vui vẻ thông báo hiện đã có "sự nhất trí hoàn toàn" trong chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ liên quan đến vấn đề này.
Trong một động thái khác, vị thủ lĩnh của ngành lập pháp Việt Nam - vốn được phía Hoa Kỳ đánh giá cao trong việc khẳng định vị thế của mình - chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã qua các nghị sĩ Hoa Kỳ chuyển một “thông điệp” rất rõ ràng với người đồng nhiệm của mình - Chủ tịch Hạ viện, người lẽ ra đã dẫn đầu đoàn này sang Việt Nam nếu không phải hủy bỏ kế hoạch này vào phút chót vì chuyện nội bộ - khi đặt việc Việt Nam gia nhập WTO trong bối cảnh tăng cường lợi ích trong quan hệ song phương, và “lưu ý” về điều kiện quá cao của Mỹ đối với Việt Nam.
(Đại sứ Hoa Kỳ Michael Marine trong buổi tiếp tân nhân chuyến thăm Việt Nam của phái đoàn hạ nghị sĩ Mỹ vào tối hôm trước đã “nói nhỏ” với Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng, khi ông Dũng hỏi liệu có “thông điệp” nào từ phía Quốc hội Mỹ không: “Đây chính là lúc phía Việt Nam nên có “thông điệp” cho Quốc hội Mỹ”.)
Theo nguồn tin từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Đại sứ Michael Marine vào cuối tuần này cũng rời Việt Nam về Mỹ nghỉ phép 3 tuần. Những kỳ nghỉ phép như thế này của các đại diện ngoại giao, theo thông lệ, cũng là dịp báo cáo với “bên nhà” những diễn biến trong quan hệ song phương với nước sở tại.
Kỳ nghỉ này của ngài Đại sứ Hoa Kỳ chắc cũng không phải là ngoại lệ, nhất là trong bối cảnh hai bên đều bày tỏ mong muốn kết thúc đàm phán để Quốc hội Hoa Kỳ có thời gian xem xét và thông qua PNTR cho Việt Nam trước khi kết thúc quý 2.
Trước đó, trong dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, Đại sứ Marine đã nói với Vietnamnet: “Quốc hội Mỹ sẽ nhân cơ hội thảo luận về PNTR để đánh giá lại mối quan hệ song phương trong tất cả các lĩnh vực, chứ không chỉ những điều khoản đã thoả thuận trong hiệp định song phương liên quan đến việc gia nhập WTO của Việt Nam".
Triển vọng kết thúc đàm phán trước cuối tháng ba?

Trong số các phát biểu của đại diện của Bộ Ngoại giao, USTR và Quốc hội Hoa Kỳ trong vòng một tuần vừa rồi, có lẽ tuyên bố của bà Dorothy Dwoskin về khả năng vòng đàm phán tới sẽ diễn ra trước cuối tháng Ba thể hiện rõ nhất quyết tâm của cả hai bên.
Bà Dorothy Dwoskin: Phía Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan của Việt Nam trong một vài tuần tới và hy vọng sẽ gặp lại vào trước cuối tháng Ba để tiếp tục giải quyết các vấn đề còn lại
“USTR có cho biết rằng, họ hy vọng sau khi kỳ nghỉ Tết truyền thống của người Việt Nam kết thúc, mọi hoạt động sẽ trở lại bình thường, và hai phía chúng ta có thể nối lại liên lạc để chuẩn bị lịch trình cho vòng đàm phán tiếp theo, càng sớm càng tốt, để tiếp tục giải quyết những vấn đề cuối cùng còn lại”, ông O’Dore nói.
Việc Mỹ đề nghị phía Việt Nam kết thúc đàm phán theo phương thức “eco-linkages”, hay “package resolution” (giải pháp cả gói) và được phía Việt Nam chấp nhận, cho thấy dấu hiệu hai bên đã đi tới “cánh cửa cuối cùng”.
Khi chấp nhận giải pháp cả gói, như lời Bộ trưởng Trương Đình Tuyển nói với báo giới, không còn lĩnh vực nào “đặc biệt khó khăn”, bởi người ta có thể điều hòa các lợi ích trong cả một nền kinh tế, cho dù ai cũng lường trước chặng nước rút là chặng khó khăn nhất.
Được hỏi về liệu có khả năng trong vòng đàm phán “được hy vọng là cuối cùng” sắp tới, phải có cấp trưởng đoàn đủ thẩm quyền cho “giải pháp trọn gói”, bà Barbara Weisel, một trợ lý USTR khác trong đoàn Mỹ, đã nói: “Điều đó cũng là thông lệ thôi, cả hai phía chúng tôi sẽ quyết định sau khi tham vấn mọi thứ với “bên nhà” mình”.
Sự xuất hiện của bà Barbara Weisel, kín tiếng cả trên cả bàn đàm phán lẫn trong cuộc họp báo, cũng gây ra không ít “tò mò”, bởi lĩnh vực bà phụ trách là vấn đề quan hệ thương mại khu vực, và có lẽ sẽ là người trong USTR theo dõi việc thực hiện thỏa thuận đạt được. Tuy bà cũng là chuyên gia đàm phán về lĩnh vực y tế, nhưng vấn đề dược phẩm không hề được đả động trong lần này.
Những người hay suy diễn có thể liên hệ tới một cuộc chuyển giao, bởi có thông tin rằng bà Dorothy Dwoskin, vốn được coi là rất “rắn”, thường được giao nhiệm vụ “cày bừa” trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc và Nga, trước khi chuyển giao phần việc “đánh luống” lại cho những người khác trong những vòng cuối cùng.
(Trong một cuộc trao đổi với một chuyên gia đàm phán trước khi Việt Nam và Mỹ ký BTA, ông Cựu Đại sư Mỹ Pete Peterson có nói: “Tôi không hiểu lắm về những điều khoản chuyên môn cụ thể, nhưng điều chúng tôi muốn là người ký phải là người thực hiện”).
Huỳnh Phan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét