Ông Bí thư tỉnh nghèo thời hội nhập
Cập nhật lúc 11:27, Thứ Hai, 22/08/2005 (GMT+7)
(VietNamNet) - Đó là ông Vũ Ngọc Hoàng, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam - nơi đang có những động thái tích cực trong kêu gọi đầu tư, nơi mà tuần vừa rồi khiến dư luận xôn xao với những đề xuất thực hành tiết kiệm quyết liệt...
Cuộc trò chuyện giữa nhà báo Hoàng Ngọc và ông Hoàng nằm trong khuôn khổ của chủ đề: "Tận dụng mọi cơ hội, khai thác hết tiềm lực để đưa địa phương thoát khỏi đói nghèo và phát triển". Ông Hoàng cũng là một trong ba khách mời của VietNamNet trong bàn tròn trực tuyến của VietNamNet vào lúc 16h ngày 24/8 với chủ đề "Nắm bắt vận hội".
Ông Vũ Ngọc Hoàng - Bí thư tỉnh uỷ tỉnh Quảng Nam.
|
Năm 1997, khi Quảng Nam tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, khác với những lãnh đạo khác vẫn trở về Đà Nẵng với gia đình vào cuối tuần, có một người lặng lẽ bán ngôi nhà ông đã sống gần 20 năm để chuyển về Thị xã Tam Kỳ, nơi đã bị bỏ quên cũng ngần ấy năm sau khi Quảng Nam sáp nhập vào Đà Nẵng. Đó là ông Phó Chủ tịch Thường trực Vũ Ngọc Hoàng.
Với những tư duy, vốn sống và kiến thức thu nhận được từ Liên Xô cũ, nơi ông tốt nghiệp bằng đỏ ngành kinh tế nông nghiệp tại Học viện Nông Nghiệp Belarus, Hà Nội, nơi ông bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ chuyên ngành) tại Đại học Kinh tế Quốc dân, và những văn hoá khác mà ông đã từng tiếp xúc, ông muốn thổi vào cái vùng được coi là cằn khô nhất nước này một luồng sinh khí mới. Nhưng trước hết phải thở cùng người dân nơi đây cùng một bầu không khí.
Cùng với các cộng sự của mình, ông đã xây dựng đề án khu kinh tế mở Chu Lai, để được Trung ương chọn là thí điểm vào năm 1997, và 2 năm sau đó phải ra Hà Nội một lần nữa để bảo vệ nó, khi Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư cùng nhiều chuyên gia hàng đầu khác muốn từ bỏ nó bởi những phản biện khác nhau.
Với những tư duy, vốn sống và kiến thức thu nhận được từ Liên Xô cũ, nơi ông tốt nghiệp bằng đỏ ngành kinh tế nông nghiệp tại Học viện Nông Nghiệp Belarus, Hà Nội, nơi ông bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ chuyên ngành) tại Đại học Kinh tế Quốc dân, và những văn hoá khác mà ông đã từng tiếp xúc, ông muốn thổi vào cái vùng được coi là cằn khô nhất nước này một luồng sinh khí mới. Nhưng trước hết phải thở cùng người dân nơi đây cùng một bầu không khí.
Cùng với các cộng sự của mình, ông đã xây dựng đề án khu kinh tế mở Chu Lai, để được Trung ương chọn là thí điểm vào năm 1997, và 2 năm sau đó phải ra Hà Nội một lần nữa để bảo vệ nó, khi Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư cùng nhiều chuyên gia hàng đầu khác muốn từ bỏ nó bởi những phản biện khác nhau.
Lãng phí cơ hội & tiềm năng là lãng phí lớn nhất
TS Vũ Thành Tự Anh, GĐ nghiên cứu của Chương trình Fulbright VN, bình luận về những biện pháp mà chủ tịch tỉnh Quảng Nam đang áp dụng để thực hành tiết kiệm. |
Và đến nay, sau 8 năm Quảng Nam thay đổi đã nhiều, cái ghế của ông cũng vậy. (Ông lên làm Chủ tịch tỉnh năm 1999, và tới năm 2001 chuyển sang làm Bí thư). “Chỉ có duy nhất hai điều không hề thay đổi,” - ông Phó Ban Quản Lý Khu KTM Chu Lai nhận xét.
Thứ nhất, nơi ông tiếp khách vẫn là cái ban công rộng nhìn ra thị xã. Thứ hai, ông vẫn nói năng nhỏ nhẹ, nhưng đầy sức thuyết phục bởi tính khoa học và thực tiễn trong cách lập luận, và sự ấm áp chân tình trong giọng nói. Bất kể đó là lãnh đạo TW, các cộng sự của ông, nhà đầu tư, hay người dân bình thường...
Cũng với giọng nói ấy, ông trả lời những thắc mắc của tôi xung quanh chuyện đầu tư ở đây.
Phải dựa vào nhau mà sống chứ không thể mạnh ai nấy chạy
- Có ý kiến cho rằng hình như lãnh đạo Quảng Nam đã không tận dụng được cơ hội để thu hút đầu tư vào Khu KTM Chu Lai, và như vậy sẽ rất khó khăn cho Quảng Nam trong việc mời chào các nhà đầu tư khi những khu bên cạnh như Dung Quất, Nhơn Hội được triển khai?
- Trước hết, chúng ta phải ghi nhận rằng 1,4 tỷ USD cam kết sau 2 năm thực hiện là một con số không hề nhỏ, và đó là thành công bước đầu của những người tham gia và ủng hộ mô hình này ở cấp trung ương và địa phương, và các nhà đầu tư trong, ngoài nước.
Như tôi đã phát biểu trong Lễ Kỷ niệm 2 năm Khu kinh tế mở Chu Lai, số vốn đầu tư mà chúng tôi thu hút được lẽ ra phải nhiều gấp mấy lần, mà lý do chính là Chu Lai chưa được mở hết.
Có phần lỗi của cơ quan cấp Trung ương khi một số bộ chưa vào cuộc, chưa coi thành công của Chu Lai là sự mở đầu cho việc áp dụng mô hình này ở những nơi khác. Còn lỗi của địa phương là vẫn thiếu sự bền bỉ và quyết liệt khi thuyết phục. Chẳng hạn, Quyết định của Chính phủ hướng dẫn việc triển khai mới ra đời cách đây hơn 1 năm, và qui chế khu phi thuế quan cũng phải cuối năm nay mới ra được.
Còn nguy cơ chia sẻ luồng đầu tư như anh nói, tôi lại có suy nghĩ khác. Buôn có bạn, bán có phường, cả phố chỉ có mỗi cửa hàng của mình chưa chắc đã bán tốt được, vì ít người biết. Nhưng nếu cả phố bán hàng thì người mua ở khắp nơi khi cần mua sắm sẽ đến đó.
Vả lại, khi đầu tư vào đây phải tính đến nguồn nguyên liệu đầu vào ở những khu bên cạnh. Chẳng hạn, khi Tập đoàn Phương Bắc của Đài Loan định xây dựng nhà máy nhiệt điện 600 MW (trị giá tới 600 triệu USD), họ có hỏi chúng tôi bao giờ nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào vận hành. Các nhà sản xuất dùng nguyên liệu là sản phẩm lọc dầu cũng quan tâm đến khu kinh tế mở Chu Lai nhiều.
Nói tóm lại, nếu nhà đầu tư chưa vào nhiều thì chắc chắn là do cơ chế chưa đủ mở, mà chuyện đó tỉnh đâu có thể tự quyết được mà chỉ nỗ lực thuyết phục thôi. Hoặc giả nhà đầu tư chưa cảm thấy dự án đủ chín muồi, và quan điểm của tôi nói với anh em làm xúc tiến đầu tư là nhất thiết không được vội vàng, chèo kéo, mà chỉ cung cấp thông tin cho họ lựa chọn thôi.
Họ cam kết vào một cách vội vàng, và bỏ chạy khi mới bắt đầu dự án, hay đang làm dở dang thì còn tệ hơn nhiều. Nếu thấy dự án của họ làm ở chỗ mình không hợp thì giới thiệu sang những chỗ khác như Dung Quất, Đà Nẵng, hay Lao Bảo. Ngược lại, họ cũng giới thiệu một số nhà đầu tư khác sang chỗ chúng tôi.
Quan điểm của tôi là miền Trung là phải dựa vào nhau, bù trừ cho nhau thì mới thành một thế mạnh chung được. Ví dụ như cảng và sân bay Đà Nẵng là một lợi thế cho Chu Lai thu hút đầu tư, và Sân bay Chu Lai sẽ thúc đẩy cho Dung Quất phát triển.
Quản lý không phải là nắm quyền
- Ông có nhận xét gì về ý kiến đóng góp của các nhà doanh nghiệp trẻ tại cuộc gặp với lãnh đạo tỉnh ngay sau lễ kỷ niệm?
- Rất nhiều ý kiến đóng góp hay. Tôi đã nói nhiều với anh em là quản lý không hề có ý nghĩa tự thân, quản lý không phải để nắm quyền. Bộ máy quản lý chỉ được hình thành khi có nhu cầu phát triển và chức năng của nó là phục vụ sự phát triển.
Cái logic trong tư duy của tôi là môi trường đầu tư phải được hoàn thiện liên tục, chứ không phải quyết định một lần rồi phù hợp mãi được. Hơn nữa, môi trường đầu tư là để phục vụ nhà đầu tư, nên đối tượng thụ hưởng nó phải có tiếng nói của mình. Nói một cách khác môi trường đầu tư chính là cái bể bơi cho nhà đầu tư bơi, mà chỉ có người đang bơi mới hiểu rõ nhất là nước nóng hay lạnh, bẩn hay sạch.
Dự kiến vào cuối năm nay những cuộc gặp mặt này sẽ diễn ra thường xuyên hơn, chứ không phải 2 năm 1 lần như hiện nay. Tất cả các nhà đầu tư sẽ gặp mặt hàng tháng theo hình thức sinh hoạt Câu lạc bộ các Nhà đầu tư, mà thành viên bao gồm tất cả những nhà đầu tư đang hoạt động trên địa bàn Quảng Nam, cả trong nước và nước ngoài. Họ sẽ chỉ thảo luận một vấn đề duy nhất: Môi trường đầu tư ở đây còn có cái gì chưa tốt?
Tham gia Câu lạc bộ này còn có cả đại diện của cơ quan tư tưởng - văn hoá tỉnh uỷ, viện kiểm sát, hội luật gia, và, đặc biệt, là tất cả các nhà báo. Nếu trong cuộc sống có cơ quan, cá nhân nào đó gây khó khăn cho nhà đầu tư, thì diễn đàn này với sự tham gia của các cơ quan tư pháp và công luận sẽ bảo vệ nhà đầu tư, giúp cho môi trường đầu tư được thông thoáng và minh bạch hơn.
Sở dĩ cuối năm nay mới thành lập diễn đàn này vì tôi muốn đợi cho số nhà đầu tư đông đông lên, và tiếng nói sẽ chính xác và có tiếng vang hơn.
Hoang sơ, chậm phát triển cũng là lợi thế
- Các nhà đầu tư, nhất là nước ngoài, thường quan tâm nhiều đến hạ tầng. Vì vậy khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận là nơi thu hút đầu tư tấp nập nhất, và gần đây khu vực kinh tế trọng điểm miền Bắc do được đầu tư hạ tầng nhiều cũng có những khởi sắc lớn về kêu gọi đầu tư. Ông có nghĩ đó là một nguyên nhân khiến Chu Lai chưa thu hút được nhiều đầu tư như các ông mong đợi?
- Đúng, nhưng không hẳn như vậy. Theo tôi nhà đầu tư luôn tính mọi ưu thế và bất lợi theo kiểu trọn gói, nếu có một số điểm bất lợi nhưng cả gói có lợi đáng kể thì họ vẫn làm. Ừ thì hạ tầng chưa được đầu tư bao nhiêu, nhưng bù lại khi giải phóng mặt bằng họ lại chẳng phải đền bù bao nhiêu cho những khu đất không canh tác được. Chu Lai có một lợi thế lớn là cần bao nhiêu diện tích chúng tôi cũng đáp ứng được. Ở những chỗ khác được cấp 20, 30 ha là lớn lắm rồi, nhưng ở đây cần tới 100, 200 ha cũng chẳng sao.
Trong khi đó Trung ương lại cho chúng tôi được giữ lại các khoản thu ở Chu Lai để tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong cả chục năm, và cứ như vậy chúng tôi lấy khoản thu ở nhà đầu tư đến trước để làm hạ tầng đón nhà đầu tư đến sau. Ví dụ như khoản thu dự kiến từ một nhà máy ô tô Chu Lai Trường Hải là 200 tỷ đồng cho năm nay nếu so với khoản đầu tư 500 tỷ đồng cho hạ tầng của Chu Lai sau 2 năm rõ ràng không phải là một khoản nhỏ.
Hơn nữa, sự hoang sơ của hoang mạc cát kéo dài suốt hơn 100 cây số bờ biển của Quảng Nam lại là một lợi thế cực kỳ lớn mà không đâu có được để phát triển du lịch, làm các khu nghỉ dưỡng ven biển. Đây là lĩnh vực mà rất nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài quan tâm.
- Sự chậm phát triển của một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, mà lại ở trình độ phát triển không cao, chắc hẳn gây khó khăn không ít cho các nhà đầu tư khi tuyển chọn lao động?
- Chúng tôi ý thức được việc này. Tạm thời thì giải quyết theo hướng sử dụng nguồn lao động có trình độ, tay nghề, từ những địa phương khác để kèm cặp lao động tuyển từ địa phương như chỗ anh Dương Trường Hải đang làm. Đồng thời chúng tôi cũng kêu gọi những lao động Quảng Nam phải tha hương do điều kiện kinh tế nghèo nàn của tỉnh trước đây trở về. Chúng tôi cũng có thể sử dụng đầu ra của các trung tâm đào tạo tại Đà Nẵng.
Về kế hoạch của riêng mình hiện nay chúng tôi đang kêu gọi đầu tư để xây dựng những trường đại học, dạy nghề. Làm từ đầu cũng có cái rất hay là mình có thể áp dụng ngay được những mô hình tiên tiến nhất mà không phải sửa chữa lại lại với những gì đã có sẵn và đang có nhiều dấu hiệu của sự tụt hậu. Rõ ràng đây là một điểm mà những người muốn tạo ra sự khai phá trong lĩnh vực giáo dục đào tạo chắc chắn quan tâm.
- Xin cảm ơn ông!
Thứ nhất, nơi ông tiếp khách vẫn là cái ban công rộng nhìn ra thị xã. Thứ hai, ông vẫn nói năng nhỏ nhẹ, nhưng đầy sức thuyết phục bởi tính khoa học và thực tiễn trong cách lập luận, và sự ấm áp chân tình trong giọng nói. Bất kể đó là lãnh đạo TW, các cộng sự của ông, nhà đầu tư, hay người dân bình thường...
Cũng với giọng nói ấy, ông trả lời những thắc mắc của tôi xung quanh chuyện đầu tư ở đây.
Phải dựa vào nhau mà sống chứ không thể mạnh ai nấy chạy
- Có ý kiến cho rằng hình như lãnh đạo Quảng Nam đã không tận dụng được cơ hội để thu hút đầu tư vào Khu KTM Chu Lai, và như vậy sẽ rất khó khăn cho Quảng Nam trong việc mời chào các nhà đầu tư khi những khu bên cạnh như Dung Quất, Nhơn Hội được triển khai?
- Trước hết, chúng ta phải ghi nhận rằng 1,4 tỷ USD cam kết sau 2 năm thực hiện là một con số không hề nhỏ, và đó là thành công bước đầu của những người tham gia và ủng hộ mô hình này ở cấp trung ương và địa phương, và các nhà đầu tư trong, ngoài nước.
Như tôi đã phát biểu trong Lễ Kỷ niệm 2 năm Khu kinh tế mở Chu Lai, số vốn đầu tư mà chúng tôi thu hút được lẽ ra phải nhiều gấp mấy lần, mà lý do chính là Chu Lai chưa được mở hết.
Có phần lỗi của cơ quan cấp Trung ương khi một số bộ chưa vào cuộc, chưa coi thành công của Chu Lai là sự mở đầu cho việc áp dụng mô hình này ở những nơi khác. Còn lỗi của địa phương là vẫn thiếu sự bền bỉ và quyết liệt khi thuyết phục. Chẳng hạn, Quyết định của Chính phủ hướng dẫn việc triển khai mới ra đời cách đây hơn 1 năm, và qui chế khu phi thuế quan cũng phải cuối năm nay mới ra được.
Còn nguy cơ chia sẻ luồng đầu tư như anh nói, tôi lại có suy nghĩ khác. Buôn có bạn, bán có phường, cả phố chỉ có mỗi cửa hàng của mình chưa chắc đã bán tốt được, vì ít người biết. Nhưng nếu cả phố bán hàng thì người mua ở khắp nơi khi cần mua sắm sẽ đến đó.
Vả lại, khi đầu tư vào đây phải tính đến nguồn nguyên liệu đầu vào ở những khu bên cạnh. Chẳng hạn, khi Tập đoàn Phương Bắc của Đài Loan định xây dựng nhà máy nhiệt điện 600 MW (trị giá tới 600 triệu USD), họ có hỏi chúng tôi bao giờ nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào vận hành. Các nhà sản xuất dùng nguyên liệu là sản phẩm lọc dầu cũng quan tâm đến khu kinh tế mở Chu Lai nhiều.
Nói tóm lại, nếu nhà đầu tư chưa vào nhiều thì chắc chắn là do cơ chế chưa đủ mở, mà chuyện đó tỉnh đâu có thể tự quyết được mà chỉ nỗ lực thuyết phục thôi. Hoặc giả nhà đầu tư chưa cảm thấy dự án đủ chín muồi, và quan điểm của tôi nói với anh em làm xúc tiến đầu tư là nhất thiết không được vội vàng, chèo kéo, mà chỉ cung cấp thông tin cho họ lựa chọn thôi.
Họ cam kết vào một cách vội vàng, và bỏ chạy khi mới bắt đầu dự án, hay đang làm dở dang thì còn tệ hơn nhiều. Nếu thấy dự án của họ làm ở chỗ mình không hợp thì giới thiệu sang những chỗ khác như Dung Quất, Đà Nẵng, hay Lao Bảo. Ngược lại, họ cũng giới thiệu một số nhà đầu tư khác sang chỗ chúng tôi.
Quan điểm của tôi là miền Trung là phải dựa vào nhau, bù trừ cho nhau thì mới thành một thế mạnh chung được. Ví dụ như cảng và sân bay Đà Nẵng là một lợi thế cho Chu Lai thu hút đầu tư, và Sân bay Chu Lai sẽ thúc đẩy cho Dung Quất phát triển.
Quản lý không phải là nắm quyền
- Ông có nhận xét gì về ý kiến đóng góp của các nhà doanh nghiệp trẻ tại cuộc gặp với lãnh đạo tỉnh ngay sau lễ kỷ niệm?
- Rất nhiều ý kiến đóng góp hay. Tôi đã nói nhiều với anh em là quản lý không hề có ý nghĩa tự thân, quản lý không phải để nắm quyền. Bộ máy quản lý chỉ được hình thành khi có nhu cầu phát triển và chức năng của nó là phục vụ sự phát triển.
Cái logic trong tư duy của tôi là môi trường đầu tư phải được hoàn thiện liên tục, chứ không phải quyết định một lần rồi phù hợp mãi được. Hơn nữa, môi trường đầu tư là để phục vụ nhà đầu tư, nên đối tượng thụ hưởng nó phải có tiếng nói của mình. Nói một cách khác môi trường đầu tư chính là cái bể bơi cho nhà đầu tư bơi, mà chỉ có người đang bơi mới hiểu rõ nhất là nước nóng hay lạnh, bẩn hay sạch.
Dự kiến vào cuối năm nay những cuộc gặp mặt này sẽ diễn ra thường xuyên hơn, chứ không phải 2 năm 1 lần như hiện nay. Tất cả các nhà đầu tư sẽ gặp mặt hàng tháng theo hình thức sinh hoạt Câu lạc bộ các Nhà đầu tư, mà thành viên bao gồm tất cả những nhà đầu tư đang hoạt động trên địa bàn Quảng Nam, cả trong nước và nước ngoài. Họ sẽ chỉ thảo luận một vấn đề duy nhất: Môi trường đầu tư ở đây còn có cái gì chưa tốt?
Tham gia Câu lạc bộ này còn có cả đại diện của cơ quan tư tưởng - văn hoá tỉnh uỷ, viện kiểm sát, hội luật gia, và, đặc biệt, là tất cả các nhà báo. Nếu trong cuộc sống có cơ quan, cá nhân nào đó gây khó khăn cho nhà đầu tư, thì diễn đàn này với sự tham gia của các cơ quan tư pháp và công luận sẽ bảo vệ nhà đầu tư, giúp cho môi trường đầu tư được thông thoáng và minh bạch hơn.
Sở dĩ cuối năm nay mới thành lập diễn đàn này vì tôi muốn đợi cho số nhà đầu tư đông đông lên, và tiếng nói sẽ chính xác và có tiếng vang hơn.
Hoang sơ, chậm phát triển cũng là lợi thế
- Các nhà đầu tư, nhất là nước ngoài, thường quan tâm nhiều đến hạ tầng. Vì vậy khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận là nơi thu hút đầu tư tấp nập nhất, và gần đây khu vực kinh tế trọng điểm miền Bắc do được đầu tư hạ tầng nhiều cũng có những khởi sắc lớn về kêu gọi đầu tư. Ông có nghĩ đó là một nguyên nhân khiến Chu Lai chưa thu hút được nhiều đầu tư như các ông mong đợi?
- Đúng, nhưng không hẳn như vậy. Theo tôi nhà đầu tư luôn tính mọi ưu thế và bất lợi theo kiểu trọn gói, nếu có một số điểm bất lợi nhưng cả gói có lợi đáng kể thì họ vẫn làm. Ừ thì hạ tầng chưa được đầu tư bao nhiêu, nhưng bù lại khi giải phóng mặt bằng họ lại chẳng phải đền bù bao nhiêu cho những khu đất không canh tác được. Chu Lai có một lợi thế lớn là cần bao nhiêu diện tích chúng tôi cũng đáp ứng được. Ở những chỗ khác được cấp 20, 30 ha là lớn lắm rồi, nhưng ở đây cần tới 100, 200 ha cũng chẳng sao.
Trong khi đó Trung ương lại cho chúng tôi được giữ lại các khoản thu ở Chu Lai để tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong cả chục năm, và cứ như vậy chúng tôi lấy khoản thu ở nhà đầu tư đến trước để làm hạ tầng đón nhà đầu tư đến sau. Ví dụ như khoản thu dự kiến từ một nhà máy ô tô Chu Lai Trường Hải là 200 tỷ đồng cho năm nay nếu so với khoản đầu tư 500 tỷ đồng cho hạ tầng của Chu Lai sau 2 năm rõ ràng không phải là một khoản nhỏ.
Hơn nữa, sự hoang sơ của hoang mạc cát kéo dài suốt hơn 100 cây số bờ biển của Quảng Nam lại là một lợi thế cực kỳ lớn mà không đâu có được để phát triển du lịch, làm các khu nghỉ dưỡng ven biển. Đây là lĩnh vực mà rất nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài quan tâm.
- Sự chậm phát triển của một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, mà lại ở trình độ phát triển không cao, chắc hẳn gây khó khăn không ít cho các nhà đầu tư khi tuyển chọn lao động?
- Chúng tôi ý thức được việc này. Tạm thời thì giải quyết theo hướng sử dụng nguồn lao động có trình độ, tay nghề, từ những địa phương khác để kèm cặp lao động tuyển từ địa phương như chỗ anh Dương Trường Hải đang làm. Đồng thời chúng tôi cũng kêu gọi những lao động Quảng Nam phải tha hương do điều kiện kinh tế nghèo nàn của tỉnh trước đây trở về. Chúng tôi cũng có thể sử dụng đầu ra của các trung tâm đào tạo tại Đà Nẵng.
Về kế hoạch của riêng mình hiện nay chúng tôi đang kêu gọi đầu tư để xây dựng những trường đại học, dạy nghề. Làm từ đầu cũng có cái rất hay là mình có thể áp dụng ngay được những mô hình tiên tiến nhất mà không phải sửa chữa lại lại với những gì đã có sẵn và đang có nhiều dấu hiệu của sự tụt hậu. Rõ ràng đây là một điểm mà những người muốn tạo ra sự khai phá trong lĩnh vực giáo dục đào tạo chắc chắn quan tâm.
- Xin cảm ơn ông!
- Huỳnh Phan (thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét