Ngày 02.07.2008, 07:47 (GMT+7)
Vụ công ty Nhật hối lộ quan chức PMU
ODA bị tư vấn ngược mục đích
Từ giữa tuần trước, nhật báo Yomiuri của Nhật đã liên tục đăng tải những thông tin liên quan đến việc một cựu quan chức của Pacific Consultants International (PCI), một tập đoàn trong nửa thế kỷ trở lại đây đã tham gia tư vấn thiết kế, hay giám sát thi công cho 94 ngàn dự án ở khoảng 140 nước trên thế giới, đã hối lộ nhiều trăm ngàn USD cho một lãnh đạo của ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây TP.HCM. Theo số ra ngày 30.6, cựu quan chức PCI này đã khai với viện Công tố Tokyo rằng năm 2003 ông ta làm theo lệnh của tổng hãng, bởi lời hứa sẽ “lại quả”, nếu nhận được hợp đồng tư vấn xây dựng. PCI và consortium của họ với một số công ty khác đã nhận được hợp đồng tư vấn với tổng trị giá 3,1 tỉ yen.
Cũng theo bài báo trên, viện Công tố Tokyo đang xem xét liệu PCI có vi phạm luật Chống cạnh tranh không lành mạnh bằng cách hối lộ cho quan chức nước ngoài hay không. Trước khi những vụ hối lộ này, cũng như cáo buộc về các vụ hối lộ ở các nước Đông Nam Á khác, bị viện Công tố Tokyo đưa vào tầm ngắm, PCI cũng đã từng bị Chính phủ Nhật cấm tham gia đấu thầu tư vấn các dự án ODA của Nhật ở nước ngoài trong thời hạn 6 tháng vào năm 2006 do sự tắc trách trong công việc tư vấn của tập đoàn này dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong các dự án ODA của Chính phủ Nhật ở nước ngoài.
Vì lý do đó, tháng 8.2006, hãng TBS của Nhật đã sang Việt Nam làm một phóng sự điều tra về các công trình tài trợ cho Việt Nam bằng nguồn vốn ODA của Nhật. Trước đó, vào ngày 5.4.2006, tại uỷ ban Quyết toán ngân sách của Thượng viện Nhật, một nghị sĩ đảng Dân chủ, đảng đối lập lớn nhất, đã đưa vấn đề PMU 18 ra chất vấn Thủ tướng Koizumi và yêu cầu bộ Ngoại giao cử phái đoàn sang Việt Nam điều tra về hiệu quả sử dụng ODA tại Việt Nam.
Ông Trần Huy Công, đại diện hãng sản xuất truyền hình Nhật tại Hà Nội và là người cùng tham gia thực hiện phóng sự này, nói: mục đích của phóng sự này là trả lời các câu hỏi “vốn ODA có hiệu quả không đối với việc phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho người dân Việt Nam và, nếu không, tại sao lại như vậy”.
Điều cảm nhận đầu tiên của nhóm làm phim là khi xin phỏng vấn và quay phim hiện trường thi công hai dự án đại lộ Đông Tây và cải thiện môi trường nước ở TP.HCM, đều do PCI làm tư vấn thiết kế và giám sát và các công ty Nhật chịu trách nhiệm thi công (tất nhiên là qua các nhà thầu phụ Việt Nam), họ đều bị phía Nhật từ chối.
Nhóm TBS cũng bị cục thuế TP.HCM từ chối tiếp, theo lời cục này là vấn đề quá tế nhị, khi họ muốn xác minh về việc liệu các chuyên gia người Nhật làm việc trong dự án đại lộ Đông Tây có trốn thuế không, và nếu có sẽ bị truy thu thuế thế nào.
Trước đó, vào ngày 17.4.2006, cục Thuế thành phố cho biết, đã phát hiện PCI kê khai mức thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của các chuyên gia nước ngoài làm việc tại dự án đại lộ Đông Tây và Môi trường nước TP.HCM thấp hơn nhiều so với hợp đồng đã ký với ban quản lý dự án, trong đó 34 tỉ đồng là phần kê khai thu nhập thấp hơn hợp đồng của 11 chuyên gia trong năm 2005, và 55 chuyên gia khác chưa khai thuế thu nhập.
Hai câu hỏi của nhóm làm phim TBS: “Ý nghĩa của công việc tư vấn thiết kế và giám sát thi công đối với các dự án ODA” và “PCI đã tư vấn và giám sát như thế nào để ODA đã không được sử dụng có hiệu quả, nếu không nói là đi ngược lại mục đích của ODA” đã không được PCI trả lời
|
Trong khi đó, các phương tiện thông tin đại chúng Việt Nam đã liên tục lên tiếng về việc hàng ngàn cọc bê tông trong dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở Bình Chánh đã bị đổ xiêu đổ vẹo, còn dự án đại lộ Đông Tây bị kéo dài tiến độ đến mấy năm.
Trả lời chất vấn của các đại biểu quốc hội TP.HCM, phó giám đốc sở Giao thông công chính TP.HCM kiêm trưởng ban quản lý hai dự án này Huỳnh Ngọc Sỹ đã từng nói rằng mức lương cho các chuyên viên, phiên dịch viên ở các ban quản lý chỉ khoảng hơn 1 triệu đồng/tháng, nên khó tìm người giỏi, và ban quản lý của ông phải “đề xuất thêm các chính sách hỗ trợ” để tìm thêm nguồn thu nhập cho cán bộ.
Tờ Yomiuri nhận xét riêng khoản hối lộ năm 2003 là 200 ngàn USD đã bằng 300 lần mức thu nhập bình quân trên đầu người một năm của người Việt Nam.
Tờ Yomiuri nhận xét riêng khoản hối lộ năm 2003 là 200 ngàn USD đã bằng 300 lần mức thu nhập bình quân trên đầu người một năm của người Việt Nam.
Tại Thuỷ điện A Vương, nhóm TBS đã quay được những cảnh dòng sông chết phía dưới đập nước, kéo theo sự thay đổi của toàn bộ thảm thực vật và thuỷ sản phía hạ lưu, và nguồn sống của người dân ở đó. Họ cũng có dịp lên thăm Phố Núi của đồng bào dân tộc tái định cư.
“Khi đến chúng tôi nhìn thấy cả người lớn và trẻ em chui xuống dưới sàn nhà bê tông, nơi là chỗ ở của gia súc, gia cầm và chứa củi, bởi nhà mái tôn quá nóng”, ông Công kể lại. Ông cho biết thêm những người dân tái định cư ở đó nói rằng họ chỉ cần 1/2 số tiền mà ban quản lý dự án này bỏ ra để xây lên cái nhà này là có thể tự làm được một ngôi nhà tốt hơn theo ý của của họ.
“Khi đến chúng tôi nhìn thấy cả người lớn và trẻ em chui xuống dưới sàn nhà bê tông, nơi là chỗ ở của gia súc, gia cầm và chứa củi, bởi nhà mái tôn quá nóng”, ông Công kể lại. Ông cho biết thêm những người dân tái định cư ở đó nói rằng họ chỉ cần 1/2 số tiền mà ban quản lý dự án này bỏ ra để xây lên cái nhà này là có thể tự làm được một ngôi nhà tốt hơn theo ý của của họ.
Nhưng điều nực cười nhất mà nhóm làm phim chứng kiến là cây cầu Long Bình (Tiền Giang) dài tới 100m để bắc qua một con rạch chỉ rộng có 8m. Lúc đầu Sở Giao thông công chính tỉnh chỉ yêu cầu 1,4 tỉ đồng làm một cây cầu dài khoảng 30m, tĩnh không lưu thuyền 2,5m, nhưng chẳng hiểu sao bộ Giao thông vận tải và sau đó là PMU 18 đã hào phóng kéo dài thành 55 mét (khoảng hơn 13 tỉ đồng), rồi xấp xỉ 100 mét (chưa ai biết được giá bao nhiêu) với độ tĩnh không lưu thuyền lên 3,5m.
Chưa kể số hộ bị giải toả tăng thêm vài chục, cây cầu mới quá dốc này khiến người dân gặp khó khăn khi có việc phải qua uỷ ban xã, hay đi chợ năm bên kia cầu (tính chiều từ Sài Gòn xuống). “Chúng tôi quay được cảnh nhiều người dân vẫn đi thuyền qua con rạch bên dưới, mặc dù đã có cây cầu hoành tráng bên trên”, ông Công nói.
Chưa kể số hộ bị giải toả tăng thêm vài chục, cây cầu mới quá dốc này khiến người dân gặp khó khăn khi có việc phải qua uỷ ban xã, hay đi chợ năm bên kia cầu (tính chiều từ Sài Gòn xuống). “Chúng tôi quay được cảnh nhiều người dân vẫn đi thuyền qua con rạch bên dưới, mặc dù đã có cây cầu hoành tráng bên trên”, ông Công nói.
Kết thúc chuyến đi, nhóm làm phim TBS lại tìm đến văn phòng PCI ở Hà Nội, với hai câu hỏi là “ý nghĩa của công việc tư vấn thiết kế và giám sát thi công đối với các dự án ODA” và “PCI đã tư vấn và giám sát như thế nào để ODA đã không được sử dụng có hiệu quả, nếu không nói là đi ngược lại mục đích của ODA”. Họ bị chặn lại ở cửa văn phòng với câu trả lời của viên trưởng đại diện Hà Nội của PCI, người mà theo tờ Yomiuri đã tháp tòng cựu quan chức PCI vào Sài Gòn đưa tiền hối lộ, là “Bận”.
Phóng sự này được phát lại hai lần sau đó vài tháng trên kênh TBS News 23, với những câu hỏi chưa được trả lời. “Sau khi đọc xong những bài báo vừa rồi của Yomiuri, tôi nghĩ những câu hỏi đó đã có lời đáp, và câu chuyện hối lộ chắc không dừng ở vị lãnh đạo hai dự án ở Sài Gòn”, ông Trần Huy Công nói.
Huỳnh Phan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét