Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

Ông Phúc Quảng “Nôm”, người đồng hành cùng... cơ chế


Thứ sáu, 28 Tháng bảy 2006, 08:46 GMT+7
  • Cỡ chữ

Ông Phúc Quảng “Nôm”, người đồng hành cùng... cơ chế


"Tôi là người không ngán gì, làm là làm “tới bến” luôn. Làm gì cũng phải xuất phát từ nhận thức, tôi ghét nhất bệnh hình thức, giả dối! - Ông Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nay là Phó Chủ nhiệm VP Chính phủ nói.
25.7.2006 là tròn ba năm ngày chính thức công bố thành lập Khu KTM Chu Lai. Tôi bỗng nhớ lại một câu chuyện...
Trong buổi liên hoan Kỷ niệm 2 năm Khu KTM Chu Lai, ông Phúc thẳng thắn “nhắc nhở” phóng viên thường trú Báo Nhân Dân tại Miền Trung rằng “khi viết về Chu Lai lại không hỏi người tổng chỉ huy trực tiếp, mà toàn hỏi ông Hoàng (Bí thư Tỉnh uỷ Vũ Ngọc Hoàng)”.
Gặp lại ở Hà Nội, khi ông ra nhận công tác ở TƯ, hỏi “điều gì ông thấy băn khoăn nhất khi ra đi?”, ông bảo: “Tôi lo nhất là để ông Hoàng ở lại chống chọi một mình”.
Ông Nguyễn Xuân Phúc là như vậy.
Ong Phuc Quang Nom nguoi dong hanh cung co che
Ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
…Đặc sệt chất Quảng “Nôm”
Tại sao ông lại lo ông Hoàng ở lại một mình?
Ông Hoàng là người giỏi trong nghiên cứu, hoạch định chiến lược phát triển. Với sự sâu sắc và điềm đạm, ông ấy đúng là một mẫu điển hình của một lãnh đạo Đảng trong thời kỳ mới, không bao giờ “lấn sân” người khác.
Cũng chính vì vậy, phải có một người năng nổ, băm bổ như tôi bên cạnh để chỉ đạo thực hiện cụ thể. Tôi là người không ngán gì, làm là làm “tới bến” luôn. Tôi buồn là vì công việc đang dang dở, cần một người cá tính mạnh như tôi để thúc đẩy mọi việc, kể cả con người.
Nhưng cũng chính ông là người tỏ vẻ khó chịu khi cánh nhà báo “lờ” ông đi mà chỉ tập trung vào ông Hoàng, khi đưa tin về Khu KTM Chu Lai?
Có gì mâu thuẫn ở đây đâu. Nếu các anh hỏi về đường lối, về phương hướng chiến lược thì hỏi ông Hoàng là đúng. Nhưng khi viết về những điều cụ thể, những khó khăn cần tháo gỡ trong quá trình thực hiện, thì phải hỏi tôi chứ, bởi tôi là người vật lộn hàng ngày với khu này mà.
Điều quan trọng của quan đầu tỉnh là phải biết chọn những vấn đề khó để giải quyết ngay cho nhà đầu tư, phải chủ trì để nghe ý kiến trực tiếp của nhà đầu tư chứ không phải chờ theo đúng qui trình từ ông chuyên viên, đến ông trưởng phòng rồi ông phó GĐ sở... Đến tai mình thì có khi họ đã bỏ đi rồi.
Ông Nguyễn Xuân Phúc
Người Quảng Nam chúng tôi như vậy đấy! Không làm thì không nhận, nhưng đã làm thì cũng yêu cầu người khác công nhận việc mình làm. Nhà báo cứ hỏi lại ông Hoàng xem có đúng không? Tôi với ông ấy “lăn lộn” bên nhau bao nhiêu năm rồi, có được ngày nay cũng một phần quan trọng do sự “ăn rơ” giữa tôi và ông ấy chứ.
Theo ông phẩm chất quan trọng nhất của một ông "quan" đầu tỉnh là gì?
Đó là phải biết chọn những vấn đề khó để giải quyết ngay cho nhà đầu tư, phải chủ trì để nghe ý kiến trực tiếp của nhà đầu tư chứ không phải chờ theo đúng qui trình từ ông chuyên viên, đến ông trưởng phòng rồi ông phó GĐ sở... Đến tai mình thì có khi họ đã bỏ đi rồi.
Hay một khẩu hiệu tôi đưa ra là tất cả người dân Quảng Nam phải tiêu thụ Gạch Đồng Tâm vì chất lượng tốt mà giá lại rẻ. Đấy cũng là một cách giúp doanh nghiệp.
Ông không ngại mọi người có điều tiếng nọ kia về mối quan hệ “riêng tư” đầy “nhạy cảm” giữa quan chức và doanh nghiệp hay sao?
Đàn ông mà cứ suốt ngày ngại chuyện nọ chuyện kia thì còn làm được cái gì. Mình làm đúng thì thôi chứ. Rất nhiều DN đã được “ông Phúc” quảng bá chứ chẳng riêng gì ông Đồng Tâm này. Cứ tốt là “ông Phúc” quảng bá liền.
Phát triển du lịch để thu hút đầu tư
Ong Phuc Quang Nom nguoi dong hanh cung co che
Xem kế hoạch phát triển Chu Lai, và Quảng Nam nói chung, thấy đầy tham vọng, nhưng vì thế lại phụ thuộc quá nhiều vào cơ chế của Trung uơng, và chưa biết đến bao giờ mới được mở. Quảng Nam làm gì trong lúc chờ đợi?
Du lịch văn hoá và sinh thái cũng là hai thế mạnh của Quảng Nam. Không tỉnh nào có 2 di sản văn hoá thế giới, bờ biển dài và đẹp, lại có sân bay và cảng biển chốt hai đầu như Quảng Nam. Như China Beach nổi tiếng từ thời chiến tranh dài 36 cây số thì đến 32 cây số thuộc địa phận Quảng Nam.
Chúng tôi xác định xây dựng khu du lịch cao cấp để thu hút những người giàu đến chơi, tìm hiểu văn hoá, cuộc sống... trước khi quyết định đầu tư, hay giới thiệu bạn bè vào đầu tư. Từ Hội An Beach Resort lên Đà nẵng có dày đặc khách sạn, 6 sao cũng có với giá phòng cao nhất là $2700 (dành cho vua dầu lửa, tỷ phú, tổng thống…).
Bản thân các nhà đầu tư đã đến đây rồi cũng cần chỗ nghỉ ngơi, giải trí cuối tuần. Khoẻ như anh mà tôi thấy sau ba ngày ở Chu Lai, trông cũng “oải”, huống hồ các nhà đầu tư lăn lộn ở đây suốt ngày này qua tháng nọ.
Chiến dịch quảng bá du lịch “Quảng Nam: Một điểm đến – hai di sản” cũng nằm trong chiến lược thu hút đầu tư?
Tôi vốn là Giám đốc Sở Du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng hồi chưa tách tỉnh, nên tôi có nhiều kinh nghiệm. Lễ hội ta không chỉ tổ chức cho oai đâu, mà chính đó là cơ hội quảng bá.
Chính vì vậy, tiết kiệm tiền ở chỗ khác thì tiết kiệm, chứ quảng bá du lịch thì tôi quyết định cho chi mạnh lắm, cả triệu đô la chứ không ít, cho năm du lịch 2006 này. Các nhà tổ chức tour và kinh doanh du lịch là một trong những đối tượng ưu tiên quan của chúng tôi, vì họ mới là người mang khách tới chứ mấy ông lãnh đạo tỉnh như tôi sao làm được.

Đón VIP là cơ hội quảng bá
Ong Phuc Quang Nom nguoi dong hanh cung co che
"Tôi ghét nhất bệnh hình thức, giả dối!..."
Thế còn những đối tượng ưu tiên khác là ai?
Khách VIP và truyền thông. Hai đối tượng này không tách rời nhau, bởi VIP đi đâu là ống kính, là cây bút đi theo đó. Hơn nữa, đối với giới truyền thông các anh, một bài viết, một hình ảnh, hay một đoạn phim có thể đến với hàng vạn người đọc, hay người xem.
Chẳng hạn, hồi ông Giang Trạch Dân tới đây, ông Vũ Khoan, hồi đó còn làm Bộ trưởng Thương mại, có gọi điện cho tôi và bảo: “Ông Phúc ơi cố gắng chuẩn bị 700 người đón chào giúp tôi nhé”. Tôi bố trí luôn một vạn người đứng dọc luôn các phố, bỏ tiền ra mua hoa cho họ cầm để tạo ra một rừng hoa.
Đây là một sự kiện quá quan trọng. Đúng y như thế, tối hôm đó là nào là Reuters, AFP, BBC, rồi CNN, họ đều đưa tin về sự đón tiếp này.
Cái này tôi học được từ doanh nghiệp. Vì sao DN lại hay mời khách VIP đến dự sự kiện của họ? Không phải mời đến là được ưu ái đâu, mà khi có mặt các VIP đó truyền thông đưa tin, ai cũng biết, và đó là cơ hội quảng bá thương hiệu. Nếu chúng tôi cho lên truyền hình quảng bá về Quảng Nam với thời lượng từng ấy phút chắc chết luôn.
Bản thân là người say mê chụp ảnh từ thời sinh vinh viên, tôi biết các cuộc triển lãm ảnh cũng giúp quảng bá hình ảnh của tỉnh nhiều. Khi tách tỉnh về Quảng Nam là tôi tổ chức luôn Câu lạc bộ Nhiếp ảnh. Đến nay đã có nhiều tên tuổi, như Tấn Vịnh đã đoạt giải ở nhiều cuộc triển lãm ảnh. Chúng tôi cũng tổ chức nhiều cuộc triển lãm ảnh của khu vực tại Quảng Nam.

Tôi ghét nhất bệnh hình thức, giả dối
Ong Phuc Quang Nom nguoi dong hanh cung co che
Hình ảnh Quảng Nam cũng được nổi bật lên nhiều thông qua việc lãnh đạo tỉnh bỏ bớt những hoạt động vô bổ như những lễ tổng kết thi đua của các sở, ngành, hay việc chưa cần thiết như xây mới công sở và tiết kiệm được kha khá cho ngân sách để dùng vào những việc hữu ích hơn như tăng trợ cấp cho những gia đình chính sách. Có điều là lời kêu gọi sử dụng xe buýt thay cho xe công để đưa đón cán bộ hàng tuần từ Đà Nẵng ra Tam Kỳ hình như vẫn chưa được cán bộ QN hưởng ứng? Đến mức mà Sở Giao thông phải tuyên bố sẽ huỷ tuyến xe buýt này vì quá ít người đi như vậy hoá ra còn lãng phí hơn?
Cái gì bất cập mà dính đến cơ chế, lãnh đạo tỉnh có thể ra lệnh bỏ ngay được, chứ dính đến con người thì phức tạp hơn nhiều, không làm ngày một ngày hai được.
Anh thử nghĩ xem, anh em họ theo mình ra Tam Kỳ từ khi tách tỉnh, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc đều thiếu thốn, cùng chung lưng đấu cật mới có ngày nay chứ. So với những người ở lại Đà Nẵng, họ bất lợi hơn nhiều, vợ con họ cũng khổ theo. Đến nay khấm khá lên được chút ít, họ muốn “xả hơi”, hưởng thụ, cũng muốn “oai”, tuy không phải là hay ho gì, nhưng âu cũng là lẽ tự nhiên. Phải kiên trì thuyết phục, vận động cho họ hiểu thôi.
Ông đã thuyết phục, vận động họ thế nào?
Tôi đã từng nhiều lần nói với họ: “Khi đền bù giải toả, mình kêu gọi người dân thông cảm với hoàn cảnh của tỉnh, chấp nhận di dời với giá đền bù có hơi thấp một chút, nhưng bù lại doanh nghiệp phát triển nhanh thì tạo công ăn việc làm, đóng góp thêm vào ngân sách tỉnh cho các nhu cầu phúc lợi. Liệu người dân khi biết các ông lãng phí xăng xe thế này liệu họ có tin vào những điều các ông nói không? Vả lại, tỉnh đã khoán chi phí hành chính, trong đó có xăng xe, cho các sở, ngành, nếu các ông không tiết kiệm để giữa lại một phần giúp nâng cao đời sống cho các nhân viên bình thường, liệu họ còn có nhiệt tình với những công việc các ông giao không?”
Khi ra ngoài này, tôi đã nói với mấy anh em ở lại là phải tiếp tục làm theo cách đó. Khi những người dân, rồi nội bộ lên tiếng, không sớm thì muộn họ cũng nghe ra thôi.
Khách VIP và truyền thông. Hai đối tượng này không tách rời nhau, bởi VIP đi đâu là ống kính, là cây bút đi theo đó. Hơn nữa, đối với giới truyền thông các anh, một bài viết, một hình ảnh, hay một đoạn phim có thể đến với hàng vạn người đọc, hay người xem.
Ông Nguyễn Xuân Phúc
Có người nói rằng, có một cách mà lẽ ra ông Phúc với uy tín và tính cách mạnh mẽ của mình phải làm khi đang còn là Chủ tịch tỉnh, hiệu quả sẽ đến tức thì: Đó là gương mẫu lên xe buýt!
Tôi lại có quan niệm hoàn toàn khác: Chúng ta phải có bổn phận làm hết những gì được giao và quyền hạn cho phép, và cũng có quyền được hưởng những gì theo chế độ qui định. Bộ Tài chính cho phép ai dùng xe con vào việc công là tính đến tính chất, đặc thù công việc của người đó rồi.
Ông Phúc, cũng như một số lãnh đạo khác, một ngày phải chạy bao nhiêu nơi, nhiều khi chỉ trở về văn phòng của mình vào cuối giờ chiều để ký hàng tá giấy tờ, thì làm sao mà phụ thuộc xe buýt được.
Còn họ phải xác định được rằng họ phải dùng xe buýt là vì, thứ nhất, họ không được hưởng tiêu chuẩn xe con; thứ hai, là giữ hình ảnh và uy tín của họ trong con mắt người dân và nhân viên họ, từ đó gián tiếp tác động đến sự thành công trong công việc của họ. Chứ không phải vì ông Phúc làm gương, buộc họ phải theo.
Làm gì cũng phải xuất phát từ nhận thức, tôi ghét nhất bệnh hình thức, giả dối!
Xin cám ơn ông!
  • Huỳnh Phan (thực hiện)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét