Thực ra, GS Xoay là người rậm ria, chứ râu cằm ông cũng... bình thường thôi. Mà, nói trộm vía, nếu ông không chăm chút cắt tỉa mà cứ để dài tự nhiên, không khéo thành ra "râu dê" cũng nên. Tôi bỗng nhớ đến một câu ngạn ngữ của người Âu châu là "Hôn mà không cảm thấy ria mép, khác nào ăn bít tết mà không có mù tạt."
Trở lại Cam Ranh
Đối với tôi, chuyến đi Cam Ranh hồi trung tuần tháng Tám vừa rồi là lần thứ ba, trong vòng 10 năm.
Lần thứ nhất tôi đến Cam Ranh vào năm 2001, tôi không nhớ rõ là vào tháng nào, chỉ ít lâu sau khi Nga tuyên bố không thuê quân cảng có vị trí chiến lược ở Biển Đông bày nữa.
Lần thứ hai, tôi đến Cam Ranh là vào hạ tuần tháng 3.2003. Sở dĩ tôi nhớ rõ như vậy, bởi chúng tôi đến đây hôm trước thì hôm sau Mỹ tấn công Iraq. Tờ báo mà tôi làm hồi đó muốn có những hình ảnh về những lính hải quân Nga cuối cùng ở căn cứ này.
Cả hai lần đó, chúng tôi, gồm tôi và một phóng viên Nhật Bản, chỉ quanh quẩn ở khu buôn bán của người dân trước barrier của khu căn cứ hải quân. Chúng tôi hỏi họ chuyện làm ăn từ thời lính Mỹ đóng ở đây thế nào, khi lính Nga sang ra sao. Hoá ra, thời trước năm 1975, người dân ở đây chủ yếu kiếm ăn bằng việc mua đồ của lính Mỹ, rồi đem bán lại lấy lời. Còn khi người Nga sang, họ chủ yếu "đánh hàng" từ nơi khác về bán cho quân nhân Nga và vợ con sĩ quan Nga.
Nhiều người dân cũng cảm thấy lo lắng khi hải quân Nga rút về, bởi "lính mình nghèo lắm..."
Để câu chuyện tự nhiên, chúng tôi đều phải mua một thứ gì đó ở cửa hàng mà chúng tôi ghé vào, trước khi "nhân tiện" hỏi han. Tôi còn nhớ khi về tới Hà Nội, trong va li của tôi có tới 5-6 chiếc quần bơi, 2-3 chiếc thắt lưng, một vốc bút máy và bàn chải đánh răng... Còn anh chàng phóng viên Nhật thì uống no cà phê tới mức về Hà Nội mấy ngày sau đêm mới ngủ được.
Theo tôi còn nhớ, chúng tôi đã rình suốt mấy ngày liền mà không thể chụp được bức ảnh nào về quân nhân Nga. Chỉ rình chụp được mấy bức ảnh lính hải quân Việt Nam thôi, và tôi luôn phải đứng làm "mồi" ở bên rìa ảnh.
Nhưng đến lần thứ ba thì đúng là "no dồn, đói góp". Ngay buổi trưa đầu tiên đến Cam Ranh, tôi đã nhìn thấy một lúc cả mấy chục người trong phòng ăn của Nhà khách Vùng 4 Hải quân. Khi "Lão Đại uý" mời người chỉ huy uống một ly vodka "hai lần chưng - hai lần cất", ông ta nói họ đang làm nốt những phần bảo dưỡng cuối cùng, trước khi giao chiến hạm Lý Thái Tổ cho phía Việt Nam.
"Ngày mai, chúng tôi phải tiếp tục ra biển. Và, theo qui định, chúng tôi không được phép đụng đến dù chỉ một giọt rượu", viên chỉ huy nói.
Quả thật, cho đến thời điểm đó, đã mấy lần tôi định giơ chiếc máy ảnh lên chụp cảnh họ đang tụ tập tán gẫu bên ngoài phòng ăn, hay lân la hỏi chuyện họ. Thế nhưng, nhớ lời dặn đi dặn lại trước chuyến đi của "Lão Đại uý" là chỉ được "quan sát và cảm nhận", chứ tuyệt đối không được tác nghiệp, tôi đành nuốt ngược ham muốn đó.
Chiến hạm Lý Thái Tổ
|
Vả lại, đã từng là một quân nhân (tôi đã xuất ngũ cách đây gần một phần tư thế kỷ với quân hàm hạ sĩ), tôi biết điều gì chờ đợi mình, một khi "cấp chỉ huy" nổi nóng. "Lỡ ông ấy đuổi mình về thì có khi phải bỏ tiền túi ra đền toà soạn vé máy bay từ Sài Gòn đi Cam Ranh không chừng", tôi tự dằn lòng.
Và dường như tôi đã quyết định đúng...
Trong 3 ngày ở Cam Ranh, tôi quả đã "quan sát và cảm nhận" được nhiều chuyện. Cũng như đã phỏng vấn được một số nhân vật thú vị, như NS Đức Khuê, nữ chuyên gia tư vấn luật Hà Gin, hay cô bé 20 tuổi điều hành Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa Đài Trang...
Những khán giả chịu khó theo dõi chương trình "Chiếc nón kỳ diệu" phát trên VTV3 vào trưa Chủ Nhật hàng tuần chắc hẳn còn nhớ, cách đây khoảng mươi năm, có một người đàn ông đã khiến MC Long Vũ, người nổi tiếng với vẻ mặt khinh khỉnh, nụ cười nhếch mép, và luôn hỏi khó những người chơi, chỉ biết cười trừ.
Còn nhớ, hồi đó, Long Vũ là một trong ba MC nổi như cồn của chương trình giải trí VTV3, vốn chưa có đối thủ cạnh tranh. Ba MC này đã khiến nhiều người, trong mấy ngày Tết giá rét ở miền Bắc, chỉ ngồi nhà uống rượu và xem chương trình VTV3, thay vì đi du Xuân. Một người hàng xón của tôi là ông "thầy đồ thời @", sau khi chiêu một ngụm rượu, đã đột nhiên buột miệng: "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Diễm Quỳnh, Long Vũ, Lại Văn Sâm."
Hôm đó, Trần Duy Phúc đã tự giới thiệu với MC "Dưa hành hăng" rằng đồng nghiệp gọi ông là "người Việt Nam chất lượng cao" vì ông được giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho các VIP nước ngoài, mỗi khi họ đến Hà Nội. Chính vì vậy, ông đã từng bắt tay những người như Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, Tổng thống Nga Vladimir Putin, hay Thủ tướng Trung Quốc Hồ Cẩm Đào...
Rất tiếc, Trần Duy Phúc đã không còn giữ được tấm ảnh nào chụp chung với 3 VIP nói trên, hoặc giả người chụp ảnh quên đưa ảnh cho ông. Vì vậy, tấm ảnh duy nhất ông còn giữ là chụp chung sau đó với cố Phó Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Cao Kỳ.
|
Trong kỳ "nối bản" này, tôi xin kể lại những "quan sát và cảm nhận" mà tôi cho là ấn tượng nhất. Việc độc giả cảm nhận điều ngược lại hoàn toàn nằm ngoài mong muốn của người viết.
Gặp lại Giáo sư Xoay
Hầu như kể từ khi Giáo sư Xoay xuất hiện trên truyền hình vào tối thứ Bảy, nếu không bận bịu gì đặc biệt, tôi đều ngồi trước máy thu hình vào giờ đó để thưởng thức cuộc "tung hứng" của ông với NS Xuân Bắc - một diễn viên hài mà tôi cũng yêu thích.
Nhưng đến tận đầu tháng 11 năm ngoái, tôi mới có dịp chiêm ngưỡng ông bằng xương bằng thịt. Đang ngồi trong phòng chờ để ra máy bay vào Sài Gòn, tôi thấy ông trong chiếc quần Jeans và áo T-shirt, trên vai khoác cây đàn guitar đi ngang qua để vào canteen sân bay. Tôi đánh bạo ra hỏi cho chắc, và nhận được cái gật đầu cùng nụ cười khá độ lượng của ông. (Tôi đoán là ông đã phải trả lời vô số các câu hỏi "vô vị" như của tôi.)
Tôi vốn không tin vào vận, nhưng, quả thật, lần đó tôi "hên" thật. Chả biết có được "ám" chút sinh khí nào của Vị Giáo sư Đại học Bôn Ba không, mà chỉ có 3 ngày quanh quẩn ngoài hành lang mà tôi phỏng vấn được tới cả chục học giả tham dự Hội thảo Quốc tế Biển Đông lần thứ hai.
Trong đó, đặc biệt nhất là cựu Tổng Thư ký ASEAN Rudolfo Severino đã trả lời phỏng vấn tôi ngay trước phòng Rest Room của Khách sạn New World. Còn Giáo sư Carl Thayer thì dành hẳn cho tôi một buổi cà phê sáng để hàn huyên đủ chuyện trên đời.
Lần thứ hai tôi gặp lại GS Xoay là khi đến Nhà hàng của Liên minh Hợp tác xã ở khu Phúc Tân (Hà Nội). Một người bạn của tôi tên là Trần Duy Phúc, một thành viên trong đoàn Trường Sa, đã dẫn tôi tới đó để giới thiệu với "Lão Đại uý" về mong muốn của một nhà báo muốn tham gia đoàn đi Cam Ranh.
Hôm đó, ngoài GS Xoay, tôi còn gặp cả GS Ngô Bảo Châu, và người đối thoại với ông trong loạt "Bút chiến Toán học" - doanh nhân Trung Hà của công ty Thiên Việt. Hôm đó, ngoài một lần bắt tay và một lần cụng ly với GS Xoay, tôi chủ yếu nghe ông đàn hát, và thực sự ngỡ ngàng vì sự đa tài của vị học giả mà tôi vốn đã rất ngưỡng mộ này.
Tôi nhớ nhất hai câu trong một bài hát là "... Em muốn yêu anh dài lâu/ Em muốn yêu anh rậm râu", bởi khi ông hát đến đó các cô gái dễ thương có mặt tại buổi hôm đó đều phá lên cười như nắc nẻ.
Tự nhiên, tôi ngước lên nhìn kỹ khuôn mặt của GS Xoay: Thực ra, ông là người rậm ria, chứ râu cằm ông cũng... bình thường thôi. Mà, nói trộm vía, nếu ông không chăm chút cắt tỉa mà cứ để dài tự nhiên, không khéo thành ra "râu dê" cũng nên.
Hưng "Dao Phay", Giáo sư Xoay và Thu Minh đang "tổng duyệt". Ảnh: Huỳnh Phan
|
Tôi bỗng chợt nhớ đến một câu ngạn ngữ của châu Âu là "Hôn mà không cảm thấy ria mép, khác nào ăn bít tết mà không có mù tạt."
(Tôi tin rằng đọc đến đây, chắc chắn vị giáo sư nổi tiếng với khả năng chế lời bài hát này sẽ ứng khẩu mà hát ngay một câu đại loại như "Em muốn môi không lìa chia/ Em muốn hôn anh rậm ria...")
Lần thứ ba, tôi gặp GS Xoay là khi bước xuống sảnh Nhà khách Vùng 4 Hải quân. Tôi nhìn thấy ông đang cùng các cô gái trong đoàn doanh nghiệp tổng duyệt lại lần cuối chương trình ca nhạc của họ trước đêm diễn đầu tiên. Ông và một chàng trai nữa, được giới thiệu là Hưng Dao Phay, thay nhau đệm đàn cho các cô gái hát.
Khi nghe GS Xoay giới thiệu cái tên Hưng Dao Phay, tôi thấy "một cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng". Nhưng không phải tôi nghĩ anh ta dân giang hồ đâu.
Như bất cứ phóng viên viết bài nào, tôi rất sợ những người mang biệt danh "dao phay", dù có là "dao phay hàng Việt nam chất lượng cao", bởi khi biên tập họ "chặt" không thương tiếc, có khi mất đến già nửa bài viết. Chúng tôi chỉ thích những "cây kéo vàng" khéo tỉa tót hơn.
Tuy nhiên, càng tiếp xúc, càng thấy anh chàng Hưng Dao Phay này dễ thương. Dễ thương nhất là mỗi khi "chốt" được một câu ý nhị là lại hơi ngửa đầu lên, lim dim mắt, miệng cười "tủm" một mình. Cứ như là có ý bắt nhịp cho mọi người cùng cười theo.
(còn tiếp...)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét